Vốn oda là gì? Hỗ trợ phát triễn là gì? Ưu và nhược điểm của vốn ODA

Vốn ODA là gì? Hỗ trợ phát triển là gì? Những hình thức ODA hiện nay cũng như những ưu điểm và bất lợi của vốn ODA như thế nào sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết hôm nay.

Có lẽ thuật ngữ Vốn ODA đã không còn quá xa lạ đối với hầu hết chúng ta nhưng làm sao để có thể hiểu đúng ý nghĩa của nó thì thật không mấy dễ dàng. Vì vậy, hôm nay DU AN 600 xin giới thiệu đến bạn một bài viết vô cùng bổ ích dưới đây.

Vốn oda là gì? Hỗ trợ phát triễn là gì?

VỐN ODA LÀ GÌ? HỖ TRỢ PHÁT TRIỄN LÀ GÌ?
VỐN ODA LÀ GÌ? HỖ TRỢ PHÁT TRIỄN LÀ GÌ?

Vốn ODA được hiểu là vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức, đây là một hình thức đầu tư nước ngoài dưới dạng các khoản vay của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển với đặc điểm nổi bật đó là những khoản cho vay này thường không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài hoặc đôi khi còn gọi là viện trợ. Mục tiêu duy nhất của Vốn ODA chính là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance

Ta có thể hình dung như sau:

– “Hỗ trợ”: Những khoản vay hay khoản viện trợ không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

– “Pháp triển”: Vốn ODA được dùng để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

– “Chính thức”: Khoảng vay hay viện trợ cho Nhà nước.

Xem thêm: Dự án nhà phố quận 2 Global City giá bao nhiêu?

Các loại vốn oda hiện nay

Vốn ODA được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả:

1.Viện trợ không hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2. Viện trợ có hoàn lại

Vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

· Lãi suất thấp

· Thời gian trả nợ dài

· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.

3. Vốn ODA hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế … Đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển.

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Trong đó, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

Ưu điểm của vốn ODA

Ưu điểm của ODA
Ưu điểm của ODA

– Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác và thường nằm ở mức dưới 2% hoặc 3%.

– Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn vay dài (thường từ 25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8-10 năm).

– Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

– ODA là nguồn vốn rất quan trọng cho các nước chậm và đang phát triển để có thể ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế.

Bất lợi khi nhận vốn oda

BẤT LỢI KHI NHẬN ODA
BẤT LỢI KHI NHẬN ODA

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nguồn vốn ODA này, chúng ta không thể không nhìn nhận về một khía cạnh khác đó chính là những bất lợi của ODA gây ra. Bởi vì Khi viện trợ ODA họ đã có những chính sách và hướng đi riêng nhằm mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị nào đó. Thực tế, Chúng ta cùng điểm qua một vài điểm dưới đây:

– Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA gần như phải dỡ bỏ dần dần hàng rào thuế quan bảo hộ đối với ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng sẽ được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho chính những danh mục hàng hoá mới của nước đưa vốn ODA; hoặc đưa ra các yêu cầu với những ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.

– Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

– Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

– Thực tế, dù nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

– Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên đây là một điểm bất lợi cho nước nhận ODA.

Đặc biệt, đa số các nước nhận vốn OAD đều chậm hoặc đang phát triển nên đồng nghĩa với việc họ sẽ xây dựng chiến lược và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… với những bất lợi trên sẽ khiến cho các nước nhận ODA rơi vào tình trạng nợ nần và về lâu dài rất vô cùng nguy hại.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Vốn ODA là gì? Và những điều liên quan đến ODA, hi vọng có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức này.

Nếu còn bất kì thắc mắc muốn giải đáp về vốn ODA thì hãy để lại vấn đề hoặc số điện thoại để được chuyên viên tư vấn của Chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *