Giải đáp thắc mắc: Thành lập công ty không cần vốn điều lệ có được không?

Để thành lập công ty đòi hỏi người thành lập phải hoàn thành cũng như nắm rõ nhiều thủ tục và giấy tờ. Trong đó có việc xác định vốn điều lệ để thành lập công ty. Vậy liệu thành lập công ty không cần vốn có được hay không

Vcef sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này cũng như các điều cần được giải đáp khác trong việc thành lập công ty ngay trong bài viết này. 

Vốn điều lệ là gì? Tại sao thành lập công ty cần vốn điều lệ? 

  •  Đầu tiên là về vốn điều lệ. Như các bạn đã biết thông thường thành lập công ty cần phải có vốn. Đây là từ gọi tắt của vốn điều lệ, để ám chỉ  số tài sản do các thành viên và cổ đông của công ty đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp vào doanh nghiệp khi mới thành lập, trong một khoảng thời gian nhất định từ lúc thành lập.
  • Việc đăng ký và kê khai mức vốn điều lệ là bắt buộc để doanh nghiệp của bạn có thể được xét đơn đăng ký thành lập và bắt đầu kinh doanh. 
  • Luật doanh nghiệp không hề có quy định cụ thể đối với mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa. Cho nên khi thành lập, doanh nghiệp chỉ cần kê khai vốn ở mức phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. 
Đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty theo quy định pháp luật
Đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty theo quy định pháp luật

Thành lập công ty không cần vốn có được không?

Câu trả lời là không thể, bởi việc đăng ký và kê khai vốn là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy vậy bạn vẫn hoàn toàn có thể thành lập công ty với một số vốn nhỏ và không bị ảnh hưởng quá nhiều, bởi lẽ: 

  • Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn không yêu cầu điều kiện về vốn tối thiểu, thì có thể dự tính vốn phù hợp khả năng tài chính.
  • Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn có yêu cầu điều kiện về số vốn pháp định, vốn ký quỹ,…thì bạn mới cần chứng thực số tài sản của mình đủ điều kiện. 

Các lưu ý khác khi thành lập công ty mà bạn cần lưu ý

Ngoài vấn đề về vốn điều lệ và thành lập công ty không cần vốn ra thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây khi thành lập công ty: 

Lưu ý về việc đặt tên công ty

  • Tên được đặt cho công ty phải đảm bảo rõ ràng, không gây hiểu lầm, gây nhầm lẫn và đặc biệt không được trùng với tên công ty khác đã được đăng ký
  • Tên công ty không được chứa các từ ngữ hoặc ký hiệu thiếu văn hóa hoặc đồi trụy
  • Việc sử dụng tên cơ quan, lực lượng của nhà nước và chính phủ để đặt cho tên công ty của mình bị cấm. 
  • Tên công ty có thể được viết tắt. Tên công ty thông thường gồm 2 thành phần chính là tên riêng và tên loại hình công ty. Cả 2 thành phần đều có thể được viết tắt nhưng phải tuân theo quy định. 

Lưu ý về việc đăng ký và đặt địa chỉ trụ sở của công ty

  • Địa chỉ được sử dụng phải là địa chỉ thật, không được đề địa chỉ giả. 
  • Địa chỉ phải được cập nhật chi tiết và đầy đủ: số nhà, tên đường, tên phường/xã, tên quận/huyện, tên tỉnh/ thành phố. Địa chỉ tại khu vực chung cư không có chức năng thương mại thì không được chấp nhận trong việc đăng ký địa chỉ. 
  • Cập nhật cả địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số fax,…đi kèm với địa chỉ công ty. 

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM <<<

Lưu ý khi chọn người đại diện theo pháp luật:

  • Khái niệm người đại diện theo pháp luật của công ty: Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp. Người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Khi đối diện với tòa, pháp luật hoặc trọng tài thì đóng vai trò là bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ chủ yếu.
  • Công ty có thể có một người đại diện theo pháp luật hoặc nhiều. Các thông tin về số lượng người đại diện cũng như chức danh và quyền, nghĩa vụ phải được quy định cụ thể tại điều lệ của công ty. Những người đại diện theo pháp luật của công ty thường là :Tổng giám đốc,giám đốc, chủ tịch, chủ tịch hội đồng quản trị và các chức danh khác được quy định cụ thể trong điều lệ công ty
  • Luật doanh nghiệp 2014 bổ sung thêm (so với luật cũ 2005) điểm có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

  • Ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động cực kỳ quan trọng đối với quá trình và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh gắn với các vấn đề kinh tế vĩ mô: kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa – xã hội, công nghệ của nước sở tại và tại vùng doanh nghiệp bạn hoạt động. 
  • Ngành nghề kinh doanh cũng cần phải phù hợp với xu hướng phát triển trong tương lai. 
  • Một số ngành nghề kinh doanh cần phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh mới có thể được hoạt động. Cần phải nghiên cứu kỹ để hoàn tất việc xin đầy đủ giấy phép. 

Cho nên bạn cần phải xem xét thật kỹ càng trước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

Lưu ý về thủ tục khắc dấu mộc tròn và công bố mẫu dấu

Là công việc bắt buộc phải thực hiện. Doanh nghiệp cần khắc dấu mộc tròn ngay sau khi có được mã số thuế. Mẫu dấu được thiết kế và khắc đúng theo quy định của Nhà nước; sau đó phải công khai mẫu dấu trên cổng thông tin điện tử quốc gia trong thời hạn quy định tại luật doanh nghiệp. 

Lưu ý về việc mua chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng

  • Chữ ký số và tài khoản ngân hàng chính thức là 2 yếu tố tối quan trọng trong hoạt động doanh của một doanh nghiệp. 
  • Chữ ký số phục vụ cho việc đóng thuế, nộp tờ khai thuế online và xuất các hóa đơn điện tử. 
  • Tài khoản ngân hàng chính thức thì không cần phải nói lại về tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để đăng ký tài khoản ngân hàng chính thức cho công ty, chủ doanh nghiệp cần đăng ký trực tiếp với ngân hàng. Điều kiện cần gồm có giấy đăng ký doanh nghiệp, dấu mộc công ty và chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ tương đương). Sau khi hoàn thành phải khai báo STK cho Sở Kế hoạch và Đầu tư

Lưu ý về công việc kê khai thuế và đóng thuế

Khi chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, bộ phận kế toán của công ty phải thực hiện kế khai thuế và đóng thuế đầy đủ, cụ thể có các loại thuế cần chú ý sau đây

  • Thuế giá trị gia tăng VAT:  đóng theo hàng quý.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: được đóng theo phần trăm mức lợi nhuận năm tài chính của doanh nghiệp.
  • Thuế môn bài: đóng dựa trên mức vốn điều lệ đăng ký. Thời hạn đóng là 30 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập.

Lưu ý về việc sử dụng dịch vụ kế toán chuyên nghiệp

Công ty khi mới thành lập cần thực hiện công việc liên quan đến kê khai thuế, đóng thuế môn bài, đóng thuế doanh nghiệp cũng các hoạt động kinh doanh. Các công việc này đòi hỏi cần có bộ phận kế toán chuyên nghiệp xử lý. 

Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kế toán

Để có thể tối ưu hóa chi phí cũng như giúp các vấn đề được giải quyết chính xác theo quy định của pháp luật; các bạn có thể liên hệ với VCEF.EDU.VN – dịch vụ kế toán chuyên nghiệp giúp giải quyết các công việc về:

  • Dịch vụ kế toán tổng hợp
  • Dịch vụ quyết toán thuế
  • Dịch vụ báo cáo tài chính
  • Dịch vụ tư vấn tài chính
  • Dịch vụ đào tạo kế toán

Tạm kết

Bài viết tóm tắt các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp cũng như giải đáp thắc mắc xoay quanh việc thành lập công ty không cần vốn của VCEF đã kết thúc. 

Nếu như các bạn vẫn còn đang băn khoăn bất cứ vấn đề gì trong việc thành lập công ty hãy gọi ngay tới chúng tôi để phục vụ bằng dịch vụ hàng đầu đã hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động đúng luật và hiệu quả mỗi năm. 

Chúc các bạn vạn sự như ý, xin trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *