Quy trình thẩm định tài sản thế chấp

Trước khi quyết định ký một hợp đồng vay thế chấp cho chúng ta, ngân hàng cần thực hiện một trong những công việc quan trọng là thẩm định tài sản. Tài sản của bạn càng có giá trị càng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình này, chúng tôi sẽ hướng các bạn về việc quy trình thẩm định tài sản thế chấp thông qua bài viết dưới đây:

quy dinh tham dinh tai san the chap

I. Thế nào là tài sản đảm bảo?

Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo tại khoản 7, điều 3: “Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo”. 

Cũng theo Nghị định 163 tại điều 4: “Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.

Ngoài ra, điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP giải thích cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai như sau: “Tài sản hình thành trong tương lai gồm: 

  1. Tài sản được hình thành từ vốn vay; 
  2. Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; 
  3. Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.” 

II. Thế nào là thẩm định tài sản đảm bảo?

quy dinh tham dinh tai san the chap

 

Tùy thuộc vào mục đích vay vốn và quy định riêng của từng ngân hàng mà tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay sẽ khác nhau. 

Mang tính chất đảm bảo cho khoản vay, tài sản đảm bảo cần phải được thẩm định, nhằm xác định giá trị tại thời điểm vay vốn. Từ đó đo lường mức đảm bảo tối đa của tài sản đó có đáp ứng được hạn mức tín dụng của người hoặc tổ chức vay vốn hay không? 

Đây cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có phương pháp định giá riêng để xác định giá trị tài sản đảm bảo. Và những phương pháp định giá này có thể làm thay đổi giá trị của tài sản đảm bảo. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp định giá hiện hành. Phương pháp này sẽ đưa ra kết quả đưa ra bám sát với giá của thị trường, vừa an toàn cho ngân hàng, cho chính thẩm định viên vừa làm hài lòng khách hàng.

III. Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo thế nào?

Theo Thông tư 28/2015/TT-BTC số 05, 06 và 07 về Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau: 

Bước 1. Xác định tổng quát tài sản cần thẩm định giá và giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định. 

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá. 

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin. 

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. 

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan. 

IV. Những câu hỏi thường gặp về quy trình thẩm định giá tài sản thế chấp?

quy dinh tham dinh tai san the chap

Quy trình thẩm định tài sản thế chấp

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp

1. Tại sao khi vay vốn ngân hàng cần thẩm định giá tài sản thế chấp?

Thẩm định giá tài sản thế chấp nhằm đảm bảo tính pháp lý và chính xác khách quan trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp. Các ngân hàng thường liên kết với các đơn vị thẩm định giá chuyên sâu để định giá các tài sản đảm bảo một cách khách quan và chính xác nhất. 

2. Các Đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam? 

Hiện nay các Đơn vị thẩm định giá uy tín tại Việt Nam có:

Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân 

Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá Và Tư Vấn Việt Nam

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 

Công ty CP Thẩm định giá Vinacontrol 

3. Cổ phiếu có phải là một loại tài sản đảm bảo không? 

Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 tại khoản 7, điều 3 và Nghị định 163 tại điều 4 có ghi rõ cổ phiếu cũng là một loại tài sản đảm bảo. 

Trên đây là một số giải đáp về thẩm định tài sản đảm bảo cũng như quy trình thẩm định tài sản bảo đảm mà Vina Accounting chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích để tuân thủ quy định và bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình vay thế chấp. Nếu như bạn còn điều gì thắc mắc về vấn đề này vui lòng truy cập website: Vina Accounting hoặc liên hệ hotline: 0901 22 73 88 để được giải đáp chi tiết. 

Bài viết trùng lặp cao do trích dẫn luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *