QA là gì? Tổng quan những điều cần biết về QA

QA là gì? Nhiệm vụ của QA là gì? Công việc chính của QA bao gồm những gì? Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QA là gì? Phân biệt QA và QC? Những khó khăn của một QA? Mức lương và cơ hội phát triển của QA như thế nào? Các nguồn hữu ích cho các QA học tập?

Thuật ngữ “QA” gần như không mấy xa lạ đối với hầu hết chúng ta nhưng liệu chúng ta có nắm bắt được hết những vấn đề hay hiểu rõ về QA hay không? Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về việc này thì không nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi dưới này nhé!

Chúng ta sẽ khởi động với khái niệm QA là gì?

QA là gì?

QA là gì?
QA là gì?

QA là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực chất lượng đã được đưa ra trước đó cũng như chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng từ tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thị trường, thiết kế … cho đến khi sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường, chăm sóc khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

QA là viết tắt của từ tiếng anh Quality Assurance.

Lưu ý: Chúng ta hay nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ đó là QA và QC là một. Nhưng tính chất công việc của họ lại hoàn toàn khác nhau và khác nhau như thế nào sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo trong bài viết này nhé!

Nhiệm vụ của QA là gì?

Nhiệm vụ của QA là gì?
Nhiệm vụ của QA là gì?

Dưới đây là một trong nhiều những nhiệm vụ mà môth QA phải thực hiện:

  • Đưa ra quy trình phát triển cũng như đề xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án. Các quy trình này có thể được phát triển dựa trên V-model hay Agile (đa số là Scrum hoặc Lean Development) hay thông qua việc áp dụng những quy trình quản lý sẵn có như ISO hay CMMI.
  • Tìm kiếm và Tập hợp những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
  • Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy trình của những bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình hay không.
  • Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
  • Điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện.

Công việc chính của QA bao gồm những gì?

  • Thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi áp dụng. Một vài hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…
  • Đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
  • Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hằng năm của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp với từng sản phẩm.
  • Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty.
  • Huấn luyện các bộ phân có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty.
  • Công việc chính là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng. Ví dụ: hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,…
  • Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất.

Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QA là gì?

Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QA là gì?
Những kỹ năng và kiến thức cần thiết phải có của QA là gì?

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy đều đòi hỏi về kiến thức chuyên môn và để trở thành một QA cũng vậy. Bạn phải đáp ứng được những kiến thức cũng như kỹ năng cần có mới trở thành 1 QA thực sự, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Cụ thể như sau:

Những kiến thức cần có để thành 1 QA

  • Được đào tạo và có kiến thức nền tảng về IT cũng như lập trình. Nghề QA đòi hỏi có kiến thực rộng hơn so với các ngành khác. Ví dụ một QA qua tập trung vào một ngôn ngữ lập trình, khi gặp dự án sử dụng 1 ngôn ngữ lập trình khác, hoặc domain knowledge khác thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối.
  • Những kiến thức cần phải có nền tảng về domain đặc thù: healthcare, banking, tài chính… . Đôi khi có những dự án đặc thù về banking, khách hàng sẽ bỏ qua tiêu chí chọn QA có IT background, vì khi đó background về domain knowledge banking sẽ có lợi thế hơn
  • Kiến thức về các hệ thống phần mềm và chuyên ngành QA. Ví dụ: một QA khi test ứng dụng web nhưng không hiểu cấu trúc của ứng dụng web thế nào? Nó được hình thành thế nào? thì người đó sẽ không thể nào cống hiến tốt cho việc đảm bảo chất lượng.

Những kỹ năng cần có để thành 1 QA

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng bởi vì nếu khi QA test ra bug, report với developer. dev không đồng ý đó là bug và xảy ra tranh luận dẫn đến ảnh hưởng đến tinh thần teamwork.. Một QA có kỹ năng giao tiếp tốt là người giúp dev hiểu đó là bug và cần phải sửa cũng như dung hòa tất cả mọi thứ.
  • Cẩn thận và tỉ mỉ: Ví dụ: 1 tester đang thực hiện manual testing về ứng dụng web, gặp lỗi nhỏ về UI và bỏ qua nó và khi đến với khách hàng, lỗi này làm họ cảm thấy khó chịu. Người QA cần có kỹ năng làm việc cẩn thận và suy nghĩ thấu đáo để chú ý đến từng vấn đề nhỏ nhất để tránh những sự sai sót không đáng có.
  • Tư duy sáng tạo: Nếu chỉ test những case thông thường thì không thể đảm bảo được tất cả các trường hợp xảy ra lúc hệ thống vận hành tại các môi trường bên ngoài. Do đó, tư duy sáng tạo giúp QA tạo nên những test case lạ, sáng tạo và giúp tìm được những lỗi có giá trị cho việc đảm bảo chất lượng.
  • Luôn học hỏi: Các phần mềm quản lý, kiểm tra đều là công nghệ mà công nghệ thì ngày một phát triển. Là một nhân viên QA, bạn cần chuẩn bị mà theo kịp các xu hướng công nghệ mới nhất để tránh bị lạc hậu, bạn càng biết nhiều thì bạn càng tiến bộ mà giá trị trong công ty của bạn sẽ ngày càng cao. Đương nhiên cơ hôi thăng tiến sẽ đến với bạn!
  • Quản lý thời gian: Có bao giờ bạn cảm thấy rằng: Bạn làm việc không ngừng nghỉ, nhưng không có đủ thời gian để hoàn thành các kế hoạch/ dự án mình đang đeo đuổi không? Công việc của một QA là thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn. Nhưng không phải tất cả trường hợp kiểm tra đều mất một khoản thời gian như nhau. Bạn cần phải đưa ra mức độ ưu tiên đối với những công việc phải thực hiện trong một ngày.

Phân biệt QA và QC

Phân biệt QA và QC
Phân biệt QA và QC

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa công việc của QC và QA vì chưa hiểu rõ được tính chất và đặc điểm của 2 lĩnh vực này. Nắm được tâm lý đó nên hôm nay bài viết này sẽ giúp bạn có thể phân biệt được 2 khái niệm QA và QC này. Nhìn chung, cả 2 lĩnh vực này đều cùng làm quản lý về chất lượng, tuy nhiên tính chất về công việc, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
compareQAQCTest

Những khó khăn của một QA

Thay đổi cách thức và phương pháp làm việc cũ

Đó gần như là điều tất yếu bởi vì khi nhu cầu của thị trường thay đổi, khách hàng cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Việc thay đổi hệ thống quản lý chất lượng cần phải có thời gian để có thể thay đổi toàn diện chứ không thể thay đổi ngay lập tức được do thói quen sản xuất kinh doanh đã hình thành và hoạt động trong một thời gian dài.

Chuẩn hóa bằng văn bản hóa hệ thống chất lượng

Các tiêu chuẩn chất lượng mới nhất hiện nay yêu cầu viết thành văn bản và tuân thủ một cách nhất quán về mặt thủ tục, giấy tờ. Điều này yêu cầu các nhân viên QA phải thường xuyên ghi chép, lập hồ sơ nghiêm túc, chặt chẽ trong từng công đoạn.

Hiểu biết và định hướng và tiêu chuẩn chất lượng

Bộ phận QA không chỉ ra lệnh, chỉ đạo thực hiện và còn phải cùng trực tiếp tham gia cùng các bộ phận có liên quan trong quá trình sản xuất. Để làm được điều này, nhân viên QA phải có kiến thức sâu và nắm vững chuyên môn để định hướng đúng đắn trong mọi công đoạn.

Không được phép mắc sai lầm

Đây là điều mà bất kỳ một nhân viên QA nào cũng tâm nhiệm trong đầu. Chính điều này khiến cho nhiều QA phải áp lực rất lớn đối với bản thân và công việc của mình.

Mức lương và cơ hội phát triển của QA như thế nào

Mức lương và cơ hội phát triển của QA như thế nào
Mức lương và cơ hội phát triển của QA như thế nào

Theo khảo sát, mức lương của nhân viên QA hiện nay dao động từ 5 đến 22,5 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản này, nhân viên QA còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc,…

Thăng tiến trong công việc là điều tất yếu nếu bạn là người có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc của 1 QA. Bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QA. Một trưởng bộ phận QA tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ được thăng chức lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,…

Các nguồn hữu ích cho các QA học tập

– CMMI wikipedia (https://en.wikipedia.org/wiki/Capability_Maturity_Model_Integration).

– Quality Assurance and Measurement (https://www.mitre.org/publications/systems-engineering-guide/acquisition-systems-engineering/quality-assurance-and-measurement).

– Wibas (https://www.wibas.com/cmmi/process-and-product-quality-assurance-ppQA-cmmi-dev).

– Tim Landerville (https://www.linkedin.com/pulse/7-essential-steps-implementing-process-quality-tim-landerville).

Kết luận của bài viết

Nếu bạn ham thích học hỏi nhiều lĩnh vực khác nhau về phần mềm, thích tìm tòi để phát hiện ra lỗi cũng như các cải tiến cần có để có một sản phẩm tốt hơn cho người dùng, tôi nghĩ bạn thích hợp để trở thành một QA. Và với những thông tin trong bài viết của chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp các bạn hiểu được QA là gì? Cũng như những điều cần biết liên quan đến QA để bạn có cái nhìn tổng quan hơn đối với nghề QA này. Đặc biệt, cung cấp một cách đầy đủ nhất để các ứng viên đang tìm việc làm QA biết mình cần phải làm gì khi đảm nhận các vị trí công việc này, cơ hội của mình và thách thức của mình ra sao?

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *