Nợ nần chồng chất phải làm sao? Cách thoát khỏi nợ nần hiệu quả nhất

Nợ nần là một điều mà không ai mong muốn mình sẽ gặp phải. Thế nhưng, trong cuộc sống sẽ có lúc chúng ta không tránh được việc phải vay tiền và rơi vào tình trạng nợ nần.

Nếu bạn không tìm cách thoát khỏi những khoản nợ có thể gây ra cho bạn nhiều mệt mỏi và chính nó cũng là nguyên nhân của những cơn đau đầu, bệnh tim …nếu bạn phải suy nghĩ quá nhiều về nó.

Bên cạnh những tác hại gây ra cho bạn về sức khỏe, nợ nần còn làm cho các mối quan hệ của bạn trở nên xấu đi, nó có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.

Vậy nợ chồng chất phải làm sao? Thì ngay đây VCEF sẽ giúp bạn tháo gỡ bằng những lý do tại sao bạn rơi vào tình trạng này, từ đó đề xuất cho bạn những nguyên tắc cần phải tuân thủ và không thể thiếu các giải pháp giúp mọi người cách thoát khỏi nợ nần, cách vay tiền không nợ…

Với mong muốn bài viết này có thể đem đến những tháo gỡ hữu ích cho bạn, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có cách suy nghĩ cũng như thay đổi tư tưởng hiện tại của bản thân.

LÝ DO KHIẾN BẠN KHÔNG THOÁT KHỎI CẢNH NỢ NẦN

LÝ DO KHIẾN BẠN KHÔNG THOÁT KHỎI CẢNH NỢ NẦN
LÝ DO KHIẾN BẠN KHÔNG THOÁT KHỎI CẢNH NỢ NẦN

Theo thống kê của Federal Reserve (Hệ thống Ngân hàng Trung ương của Mỹ), người mỹ đang chi tiêu vượt quá thu nhập là 43%, cũng có nghĩa họ đang phải đối mặt với những khoản vay mà có thể không trả được và rơi vào cảnh nợ nần. Không chỉ riêng mỹ nhiều nước khác trên thế giới cũng rơi vào cảnh tương tự. Trong số đó không ít người  thậm chí không bao giờ lập kế hoạch để trả lại hết khoản nợ ấy, xem việc phá sản là lối thoát của họ. Dưới đây là một số lý do kiến bạn không thoát khỏi cảnh nợ nần.

Chi tiêu của bạn quá lớn

Một trong những lý do được nhiều người đồng ý khi họ rơi vào cảnh nợ nần là do chi tiêu quá lớn. Khi nguồn thu nhập của bạn thấp hơn nhiều so với các khoản bạn chi, vô tình bạn tự đẩy mình vào tình thế khó khăn trước một khoản chi phí khổng lồ gồm những hóa đơn tiền nhà, tiền xe, những gói bảo hiểm cao cấp, và các loại chi phí cố định khác thì bạn sẽ không bao giờ còn tiền để trả nợ.

Bạn không có khoản phụ thu nào

Bạn không chi tiêu quá lớn, tuy nhiên nhu cầu đáp ứng cho cuộc sống thường nhật vẫn phải đảm bảo và phát sinh thêm một số khác. Nếu chỉ dựa vào 1 nguồn thu nhập, các khoản phí chi tiêu của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nó, bạn cũng dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy của những khoản nợ và ít có khả năng để thanh toán các khoản nợ. Điều này lý giải cho việc không có khoản phụ thu cũng là lý do bạn không thoát được khỏi cảnh nợ nần.

Bạn không kiểm soát được tiền của mình

Rất nhiều người khi được hỏi có biết tiền của bạn đã đi đâu hàng tháng không? Câu trả lời nhận được là những cái lắc đầu. Nếu bạn nhìn vào tài khoản ngân hàng và chỉ biết ngồi đó suy nghĩ: “Không biết mình đã xài tất cả khoản tiền đó vào đâu?” thì có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề. Đây là một thực tế chung của rất nhiều người. Việc không kiểm soát được tiền của mình sẽ dẫn đến những khoản chi tiêu không hợp lý, và dễ bị rơi vào cảnh phải mượn nợ. Và cũng không có phương án hợp lý để trả cho những khoản nợ này.

Bạn không tận dụng thế mạnh của công nghệ

Ngày nay công nghệ hỗ trợ vào cuộc sống là rất lớn, việc của bạn là đã biết tận dụng công cụ này một cách hợp lý hay chưa. Trong việc trả nợ, bạn có thể áp dụng trả nợ một cách tự động, chỉ cần tốn vài phút để cài đặt giao dịch tự động đến chủ nợ của bạn vào mỗi tháng. Sau đó bạn cũng có thể chỉnh sửa cho phù hợp.

Kết hợp điều này với khoản phụ thu của bạn để trả nợ, bạn sẽ trả nợ một cách nhanh chóng.

Bạn sử dụng thời gian một cách tệ hại

Bạn sử dụng thời gian một cách tệ hại
Bạn sử dụng thời gian một cách tệ hại

Thời gian cũng là một đơn vị được quy đổi thành tiền. Ông bà ta vẫn thường nói thời gian là vàng bạc, vậy bạn đã sử dụng quỹ thời gian này như thế nào? Bạn có chấp nhận làm mọi thứ để có thêm tiền phụ thu? Bạn có đầu tư vào giáo dục để tăng giá trị của bản thân? Bạn có tích cực tạo mạng lưới để tăng sức ảnh hưởng? Nếu những câu hỏi trên bạn vẫn chưa thể đảm bảo thì đó cũng là lý do vì sao bạn chưa thể thoát khỏi cảnh nợ nần. Bởi chi phí sẽ luôn có xu hướng tăng theo thời gian , việc không sử dụng hợp lý quỹ thời gian, bạn sẽ không bao giờ tăng thêm thu nhập để theo kịp với tốc độ tăng của chi phí.

Tham khảo bài viết

Mở thêm tài khoản thẻ tín dụng

Hầu hết vấn đề chính của những người mắc nợ không phải là thu nhập của họ mà là hành vi của họ. Tiêu nhiều tiền hơn số tiền kiếm được sẽ khiến bạn mắc nợ khi sử dụng thẻ tín dụng. Việc vay cho tiêu dùng, hay sử dụng thẻ tín dụng cho mục đích tiêu dùng đều có hai mặt, một mặt nó kích thích kinh tế phát triển, mặt khác cũng sẽ vô hình dẫn tới một khoản nợ xấu khó trả từ những người tiêu dùng chưa ổn định về tài chính. Với lãi suất cao, bạn có thể bị cộng dồn lên khoản nợ vài chục nghìn đô-la chỉ trong vòng vài năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về vấn đề này và cho rằng đó như là cách để trả tiền mua sắm mà không thực sự phải trả bằng tiền thật. Nhưng thực tế là, khoản chi trả nhỏ bé ấy sẽ lớn dần theo thời gian và cuối cùng bạn không thể ghi nợ thêm được nữa. Lúc đó, bạn sẽ phải trả hết nợ trước khi có thể mua thêm bất cứ thứ gì. Làm sao mà sống nổi trong tình trạng ấy chứ.

Bạn lo nghĩ về những người khác

Bạn luôn quan tâm rằng người khác sẽ nghĩ về mình như thế nào, chính điều này đã thúc đẩy bạn phải cố gắng thể hiện đầu tư vào nhà, xe, điện thoại… trong khi nguồn thu nhập thực sự thì chưa đáp ứng được những điều này. Sự thật là, không phải ai cũng làm ra số tiền như nhau, nhưng mọi người lại thích cố gắng thể hiện điều đó. Đây cũng là một trong số những lý do chủ quan dẫn tới một số người không thể thoát khỏi nợ nần.

Bạn không có kế hoạch chi tiêu

Việc không kiểm soát được tiền và việc không có cho mình một kế hoạch chi tiêu thì rất dễ dàng rơi vào trường hợp dư dả ở đầu tháng nhưng lại thiếu hụt vào cuối tháng, Bên cạnh đó không có kế hoạch về những gì bạn được phép chi thì chắc chắn bạn sẽ vung tiền khắp nơi, chi cho những việc không cần thiết và dẫn tới là thiếu hụt, không có khả năng trả nợ và có nguy cơ gánh thêm những khoản nợ mới khi phát sinh.

Bạn tậu quá nhiều thứ đắt tiền

Việc mua sắm những món đắt tiền cũng là một lý do để bạn dẫn tới việc nợ nần. Một cách dễ hiểu để lý giải cho vấn đề này như với những khoản đắt tiền đòi hỏi bạn phải có nguồn thu nhập lớn hơn nó thì mới có thể sở hữu, tuy nhiên  khi bạn muốn mua chúng, bạn chỉ nghĩ đến việc làm thể nào bạn có thể gom góp tất cả tiền bạn có để đủ mà không tính đến những vấn đề khác, thậm chí là mượn nợ. Việc mua nhiều thứ đắt tiền mà ko đủ khả năng thanh toán sẽ dẫn bạn vào vòng xoáy của việc nợ nần một cách nhanh chóng.

Bạn mua quá nhiều thứ linh tinh

Bạn ít khi quan tâm vào những thứ mua nhỏ lẻ, vì bạn nghĩ rằng nó không đáng bao nhiêu. 10 đô-la mua thứ này, 20 đô-la mua thứ khác, 8.50 đô-la mua thứ nọ, chung ta rất dễ để nói với bản thân rằng “Giá của nó rẻ mạt. Hãy mua nó đi”. Nhưng vấn đề là nếu bạn liên tục nói như vậy ngày này qua ngày khác, thử cộng lại những khoản linh tinh mà bạn đã mua bạn sẽ thấy nó là một con số lớn nhưng ngược lại những thứ bạn có không được gì ngoài những chiếc vòng, bánh snack, đồ linh tinh và những thứ mà bạn thực sự không cần tới và cuối cùng chỉ có thể bán đồng nát.

Tiền của bạn không tạo ra tiền

Khi bạn đã vướng phải khoản nợ lớn, bạn rất khó để có thêm tiền và đầu tư vào bất cứ thứ gì. Tuy nhiên tiền phải tạo ra tiền thì bạn mới có khả năng để trả nợ cho những khoản trước. Điều này giải thích cho việc tiền dành cho đầu tư sẽ tạo ra tiền, chứ không nên dùng tiền cho việc chi tiêu và mua sắm.Thay vì tiêu xài hết số tiền bạn có, hãy để dành một ít để đầu tư nhằm tạo ra tiền theo thời gian.

Xem thêm: Đáo hạn thẻ tín dụng lãi suất 0%

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu thốn tài chính cũng như có một nguồn tiền dự phòng an toàn, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hơn khi có những mối kinh doanh hay ý tưởng kinh doanh sinh lời mà không cần quá nhiều vốn. Để thoát khỏi cảnh nợ nần, bạn cần tuân thủ cho mình những nguyên tắc sau:

Tự chủ tài chính

Tự chủ tài chính là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần áp dụng để tránh khỏi việc nợ nần, bởi khi tự chủ sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng vay mượn hay áp lực về tài chính khi xảy ra các rủi ro bất ngờ như tai nạn, ốm đau bệnh tật, thất nghiệp hay bị mất cắp.

Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu một cách dễ dàng hơn, khi bạn có nền tảng tài chính đủ để lo cho bản thân thì mới có thể phát triển hơn trong tương lai. Theo các chuyên gia, xét theo những rủi ro mà bạn cùng lúc có thể gặp phải thì trước tiên, bạn cần có khoản dự phòng khẩn cấp ít nhất tương đương với 3 tháng sinh sống trong điều kiện tối thiểu.

Chi tiêu ít hơn so với thu nhập

Nếu bạn muốn trả nợ, hãy tránh các khoản chi tiêu không cần thiết, ngoài việc cố gắng kiếm thật nhiều tiền thì bạn cũng cần chú ý các khoản chi tiêu của mình. Mua một chiếc xe cũ, thuê một căn nhà nhỏ hơn, tham khảo giá trước khi mua bảo hiểm, hủy bỏ các gói dịch vụ trả trước định kỳ. Luôn luôn đặt câu hỏi với mọi thứ, nếu lương của bạn tăng lên nhưng bạn vẫn luôn trong tình trạng thiếu thốn thì vấn đề đang nằm ở cách chi tiêu hằng ngày của bạn. Việc mua các món đồ như quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm tưởng chừng như không tiêu tốn quá nhiều tiền nhưng nếu bạn mua liên tục hay mua số lượng lớn thì đó lại là vấn đề khác. Hãy làm tất cả những gì có thể để giảm chi tiêu, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm tiền để trả những khoản nợ.

Kế hoạch chi tiêu phù hợp

Với nguyên tắc này, yêu cầu bạn phải có cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lý tiền bạc của cá nhân. Nó bao gồm toàn bộ các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình. Hãy xây dự kế hoạch sử dụng số tiền của bạn cho những việc cần thiết và tránh sử dụng chúng cho những món đồ hay những dịch vụ không cần thiết. Hãy suy nghĩ đến cách tiết kiệm tiền hiệu quả, ví dụ như tạo một tài khoản tiết kiệm, chuyển số tiền cần dự trữ vào đó và cố gắng không sử dụng đến trừ những trường hợp khẩn cấp, sau một khoảng thời gian nhất định bạn sẽ bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được đấy.

Cân nhắc chọn kênh đầu tư phù hợp

Bạn đang có 1 khoản dự phòng hay có một số vốn nhàn rỗi và muốn đầu tư để lấy lời. Bạn đang tìm kênh đầu tư để tận dụng nguồn vốn của mình? Hãy cân nhắc lựa chọn một kênh đầu tư không quá rủi ro nhưng có thể mang lại một nguồn thu nhập thụ động đáng kể so với số vốn bỏ ra. Sau đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  •   Đầu tư kinh doanh : Kinh doanh online hiện đang là thị trường cực kỳ tiềm năng, với số vốn nhỏ bạn vẫn có thể tham gia vào mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên bạn cần biết đầu tư đúng thời điểm như vậy mới đạt được thành công tối đa.
  •   Gửi tiết kiệm ngân hàng : Nếu như bạn lựa chọn một kênh an toàn, ít rủi ro mà vẫn đem lại lợi nhuận thì gửi tiết kiệm là phương án không thể bỏ qua, tuy nhiên lợi nhuận từ lãi suất không nhiều như các lĩnh vực đầu tư khác.
  •   Đầu tư chứng khoán : Chứng khoán là kênh đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận, tuy nhiên khi đầu tư vào lĩnh vực này bạn cần phải có kiến thức nhất định về chứng khoán, hoặc đã tìm hiểu trong một thời gian nhất định có như vậy mới hạn chế được  tỷ lệ may rủi nhất định.
  •   Đầu tư bất động sản : Bất động sản gần đây có giá tăng nhanh, đưa về lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đây là mặt hàng có khả năng thanh khoản không cao và đòi hỏi số vốn đầu tư phải lớn.

NHỮNG CÁCH TRẢ NỢ THÔNG MINH ĐỂ NHANH CHÓNG THOÁT KHỎI NỢ NẦN

NHỮNG CÁCH TRẢ NỢ THÔNG MINH ĐỂ NHANH CHÓNG THOÁT KHỎI NỢ NẦN
NHỮNG CÁCH TRẢ NỢ THÔNG MINH ĐỂ NHANH CHÓNG THOÁT KHỎI NỢ NẦN

Hạn chế tối thiểu hoặc tốt hơn hết là ngưng các khoản nợ mới

Bạn sẽ không bao giờ muốn mình rơi vào cảnh nợ mới chồng nợ củ. Vì thế cách đầu tiên để bạn thoát khỏi nợ chính là hạn chế những việc phát sinh các khoản nợ mới. Đối với sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần lưu ý hơn trong việc chi tiêu của mình để tránh cảnh các khoản nợ cũ chưa trả hết thì hóa đơn nợ mới lại kéo đến. Nếu như vẫn không thể kiểm soát được, biện pháp tiêu cực như khóa thẻ tín dụng cũng là cách tốt để bạn hạn chế sử dụng các khoản nợ vay.

Sắp xếp là xử lý các khoản nợ vay

Để có thể trả được hết nợ, cách tốt nhất là sắp xếp những khoản này theo thứ tự ưu tiên, từ đó bạn mới tiến hành xử lý chúng. Như vậy thông thường việc xử lý nợ vay có hai hướng:

– Hướng thứ nhất là ưu tiên xử lý các khoản nợ có lãi suất cao trước: Theo hướng này bạn sẽ không bị mất thêm một khoản lãi cao đồng thời giảm được áp lực về số tiền phải trả về sau, tuy nhiên bạn phải có một số tiền lớn để xử lý.

– Hướng thứ hai là ưu tiên xử lý các khoản nợ có lãi suất thấp trước: Theo hướng này, chi phí xử lý sẽ thấp hơn và sẽ đỡ đi một gánh nặng cho bạn. Tuy nhiên khoản vay lớn vẫn còn bản vẫn phải gánh lãi suất lớn. Nên tùy vào số tiền là bạn có ít hay nhiều để lựa chọn phương án ưu tiên cho hợp lý.

Giảm bớt lãi suất phải trả

Trong rất nhiều trường hợp buộc chúng ta phải vay nợ, tuy nhiên bạn có thể tham khảo những nơi có lãi suất thấp hơn, điều này sẽ bớt cho bạn trong quá trình trả lãi suất cũng như lúc thanh toán khoản nợ thì mức chênh lệch sẽ không bị quá cao.

Đối với thẻ tín dụng, nếu thanh toán chậm ngày bạn cũng sẽ bị tính lãi, vì vậy lúc đăng ký phát hành thẻ bạn cần tìm hiểu kỷ và lựa chọn đơn vị có mức lãi suất thấp, và cũng nên tìm hiểu các chương trình miễn phí thường niên, hoàn tiền khi chi tiêu. Và khi thanh toán thẻ tín dụng, bạn nên cân nhắc trả số tiền nhiều nhất có thể thay vì thanh toán theo mức tối thiểu để hạn chế lãi phát sinh.

Gia tăng thu nhập

Gia tăng thu nhập
Gia tăng thu nhập

Một trong những giải pháp giải quyết triệt để nhất là bạn phải tăng thu nhập cho bản thân, từ đó mới có được khoản dư ra để dành cho việc trả nợ, đẩy nhanh quá trình thoát khỏi nợ nần.

Để tăng thu nhập, ngoài nguồn lương chính bạn cần có thêm công việc ngoài giờ, bán hàng online, hoặc quản lý tốt quỹ thời gian nhàn rỗi của bản thân để kiếm thêm tiền, cũng như đầu tư vào các lĩnh vực khác…tuy nhiên đừng để ảnh hưởng đến công việc chính của mình.

Bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền

Bạn cần bỏ đi những thói quen khiến bạn phải chi một khoản tiền lớn, hạn chế những khoản chi không cần thiết thay vào đó là ưu tiên cho việc trả nợ. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành xong việc trả nợ bạn cũng nên duy trì cho mình thói quen này để có thể chi tiêu một cách hợp lý.

Lập thời gian biểu cho việc trả nợ

Dù chọn hướng nào trong phương án trả nợ, bạn cũng cần phải lên một thời gian biểu để nghiêm túc thực hiện. Điều quan trọng là bạn phải tự nghiêm khắc với bản thân, vì chỉ cần một lần bạn dễ dãi thì kế hoạch sẽ có thể tiêu tan.

Cuối cùng, bạn phải tổng kết lại khi hoàn tất thanh toán một khoản nợ. Vì như vậy sẽ giúp bạn có thêm tinh thần để tiếp tục tất toán các khoản nợ khác.

Lên kế hoạch chi tiêu

Kế hoạch chi tiêu hằng tháng rất hiệu quả không chỉ riêng đối với những người mong muốn thoát khỏi nợ, mà có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người. Bạn cần liệt kê những khoản mà mình cần phải chi, cũng như các khoản thu nhập được. Từ đó sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự quan trọng giảm dần, sau đó nhìn vào những khoản chi được xếp ở cuối cùng và quyết định nên làm gì với chúng.

Bạn phải lên kế hoạch sao cho sự chênh lệch giữa thu nhập lớn hơn chi tiêu, từ đó bạn cũng cần phải đưa ra một con số cụ thể mình sẽ dùng để trả nợ mỗi tháng, sau khi đã trừ vào các khoản tiết kiệm khác. Sau khi đã đặt ra con số mục tiêu thì nhất định phải tuân theo, đặc biệt không được dùng chúng để tiêu vào các khoản khác.

Tự thưởng cho bản thân

Tự thưởng cho bản thân nghe có vẽ phi lý nhưng nếu bạn cảm thấy mình đã thành công ở một mức độ nào đó khi thực hiện theo đúng bản kế hoạch, hãy tự quyết định một thời điểm thích hợp để thưởng cho bản thân, tuy nhiên bạn cần lưu ý giới hạn, đừng vì một chút phấn khích mà phá hỏng kế hoạch khi nó đang trên đà tiến triển tốt.

Tham khảo thêm các bài viết khác của VCEF:

TỔNG KẾT

Hy vọng với những chia sẻ của VCEF về những nguyên nhân khiến bạn rơi vào cảnh thiếu thốn tài chính cũng như một số nguyên tắc về quản lý tài chính từ đó có những cách thức để thoát khỏi cảnh nợ nần sẽ phần nào giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể kiểm soát được nguồn thu chi của bản thân một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và cung cấp đến cho bạn nhiều thông tin hay và bổ ích cho nhiều chủ đề khác có liên quan mà bạn quan tâm, hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có thêm cho mình những trải nghiệm thú vị. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gửi yêu cầu tư vấn miễn phí tới chuyên gia VCEF để được giải đáp. Xin cảm ơn vì sự quan tâm của bạn với bài viết của VCEF.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *