EPS là gì? Những điều cần biết về EPS

Chỉ số EPS là gì? Chỉ số ÉP cơ bản là gì? Chỉ số EPS pha loãng là gì? Chỉ số EPS có ý nghĩa gì? Cách tính chỉ số EPS như thế nào? Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E là gì? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt? Một vài ví dụ để hình dung rõ hơn về EPS? Những lưu ý khác về EPS?

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

EPS là 1 chỉ số tài chính quan trọng để đầu tư chứng khoán. Nhưng bản chất đúng của EPS là gì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ. Hiểu được tâm lý đó nên hôm nay chúng tôi xin thông tin đến bạn những tất tần tật về thuật ngữ “EPS” để bạn có cái nhìn tổng quan hơn đối với chỉ số này.

Hãy khởi động bài viết với khái niệm Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS là gì? 

Chỉ số EPS là gì? 
Chỉ số EPS là gì?

EPS được định nghĩa là Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu hay cụ thể hơn đó là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

EPS được viết tắt của từ tiếng anh Earning Per Share.

Chỉ số EPS có ý nghĩa gì?

  • Thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu.
  • Khi doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 8000 đồng thì tức là EPS = 8000 đồng
  • EPS là phiên bản rút gọn nhất của lợi nhuận sau thuế. Vì Doanh nghiệp lợi nhuận hàng năm có thể rất cao nên khó tính toán mà EPS = Lợi nhuận/ Số cổ phiếu
  • EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E.Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.

 Phân loại EPS

 Phân loại EPS
Phân loại EPS

Chỉ số EPS lợi nhuận trên cổ phiếu bao gồm 2 loại là: EPS cơ bản (basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS)

EPS cơ bản hay basic EPS là gì?

EPS cơ bản hay Basic EPS là lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu, EPS cơ bản phổ biến hơn EPS pha loãng và EPS cơ bản được tính theo công thức như sau:

EPS = (Thu nhập ròng (hay lợi nhuận sau thuế) – cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi) / số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong kỳ

EPS pha loãng hay Diluted EPS là gì?

EPS pha loãng hay Diluted EPS là lợi nhuận suy giảm trên 1 cổ phiếu. EPS pha loãng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm; vì các cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.

Khi đó, chỉ số EPS lợi nhuận trên cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng giảm một cách thay đổi, do sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường mà không có thêm nguồn tiền chảy vào. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Vì vậy, báo cáo kết quả tài chính, kết quả kinh doanh của các công ty buộc phải trình bày cả hai chỉ tiêu chỉ số EPS cơ bản và chỉ số EPS pha loãng

Cách tính chỉ số EPS và một số lưu ý khi tính toán

Cách tính chỉ số EPS và một số lưu ý khi tính toán
Cách tính chỉ số EPS và một số lưu ý khi tính toán

Cách tính chỉ số EPS cơ bản

Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp bắt buộc phải có các số liệu cần thiết sau:

  • Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
  • Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).
  • Lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính EPS cơ bản như sau:

Cách tính chỉ số EPS cơ bản
Cách tính chỉ số EPS cơ bản

Cách tính chỉ số EPS pha loãng

EPS = (Thu nhập ròng (hay lợi nhuận sau thuế) – cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi) / (số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong kỳ + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Một số lưu ý khi tính toán chỉ số EPS

Khi tinh toán chỉ số EPS, nếu muốn có được chỉ số chính xác nhất bạn nên sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán.

  • Vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian, khi sử dụng số liệu trong kỳ là số liệu mới và gần nhất, đem lại kết quả phản ánh đúng nhất tỷ suất thu nhập trên cổ phần.
  • Nhưng trên thực tế, người ta thường đơn giản hóa việc tính toán chỉ số EPS bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành thường vào cuối kỳ.
  • Chỉ số EPS có thể làm giảm bằng cách tính thêm các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu công ty, doanh nghiệp phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu phải được tính theo công thức bình quân gia quyền.
  • Để nắm bắt một cách chính xác và chắc chắn về số liệu chỉ số EPS tỷ suất thu nhập trên cổ phần hay phần lợi nhuận, lãi suất thu được trên một cổ phiếu thì doanh nghiệp nên được xem xét chỉ số này trong một giai đoạn nhất định để đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nó. Từ đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty.
  • Và một điểm lưu ý nửa, chỉ số EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm dưới 10% thì chỉ số EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu của công ty cũng giảm.

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E

Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E; chữ E ở chỉ số P/E tức là viết tắc của EPS. Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0), trong khi lợi nhuận doanh nghiệp có thể lãi, có thể lỗ, nên EPS>0, hoặc EPS=<0.

  • Hay Giá = P/E X EPS
  • Khi EPS > 0 thì ta có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E
  • Khi EPS < 0 thì ta không áp dụng để tính P/E, mà có thể xài chỉ số P/B

Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS.

Chỉ số P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Chỉ số P/E và hệ số này thường được công bố công khai trên các trang báo điện tử cũng như báo chí giấy.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý?

Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt

Nếu bạn đã từng đọc bài viết Toàn diện về ROE , bạn sẽ thấy ROE >15% bền vững ít nhất 3 năm, có xu hướng gia tăng thì sẽ tốt. (Bạn tham khảo bài viết về ROE dưới đây nhé)

ROE là gì? Những điều quan trọng cần biết của chỉ số ROE

Một mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng, (lưu ý là mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu nhé), tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở 3 sàn VN-INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10.000 đồng.

Do đó 1 doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt thì ta có EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất cũng nên EPS>1.000 đồng!

Ví dụ để hiểu về EPS

1. Chỉ số EPS của Vinamilk (VNM)

1. Chỉ số EPS của Vinamilk (VNM)
1. Chỉ số EPS của Vinamilk (VNM)

Nhận xét:

  • EPS cơ bản = EPS pha loãng = 6.91 ngàn đồng. Lý do là VNM không có phát hành trái phiếu chuyển đổi, hay hay quyền mua cổ phiếu còn hiệu lực.
  • EPS = 6.910 > 1.500 đồng, và nhiều năm bền vững => Vinamilk là công ty tốt
  • Mối quan hệ giữa P/E & EPS là P/E = Giá / EPS = 165.9 / 6.91 = 24.39. => P/E = 24.39
  • Số cổ phiếu lưu hành là 1,451,246.749 và EPS = 6.91 => Lợi nhuận sau thuế = EPS X Số cổ phiếu lưu hành = 6.91 X 1.451.246.749  = 10.027 tỷ đồng (hơn 10 ngàn tỷ đồng)

2. Chỉ số EPS của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen, mã DSN

 

Chỉ số EPS của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen, mã DSN
Chỉ số EPS của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen, mã DSN

Nhận xét: DSN có:

  • EPS cơ bản = 7.40; EPS pha loãng = 7.40. Điều đó có nghĩa là mỗi cố phiếu DSN có lợi nhuận sau thuế tương ứng là 7.400 đồng.
  • EPS = 7400 đồng > 1.500 đồng => Công ty DSN làm ăn rất hiệu quả
  • Giá bán là 56.500 đồng. Ở mức P/E là 7.64.

Những lưu ý và hạn chế về EPS

  • EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác
  • Lợi nhuận dễ biến động, có thể do đột biến, bán tài sản, chủ doanh nghiệp cố tình, hay thuộc ngành có chu kỳ cao. Khi đó EPS sẽ bị bóp méo.
  • Doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiến EPS giảm, nhà đầu tư gặp rủi ro
  • Doanh nghiệp xào nấu số liệu, dẫn đến lợi nhuận ảo (Trường hợp TTF giai đoạn 2015-2016) khiến NĐT thua lỗ, bằng cách gia tăng hàng tồn kho và khoản phải thu…

Kết luận bài viết

Trong bài viết này chúng tôi đã tập trung giải thích rõ để giúp bạn làm rõ được EPS là gì và những vấn đề liên quan đến EPS. Hy vọng bài viết này có thể chia sẻ một phần nào đó kiến thức đến bạn. Và nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến EPS là gì thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất đến từ những nhân viên tư vấn của chúng tôi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *