Việc phân cấp có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Phân cấp đất giúp đơn vị xây dựng tiến hành sử dụng một cách hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Cùng tìm hiểu về phân loại cấp đất ngay sau đây.
Đất cấp 1 là gì?
Đất cấp 1 thường là loại đất mà còn giữ được độ tơi, xốp nhất định, chưa bị nén chặt hay nói cách khác là đất mà sử dụng xẻng, cuốc để xới lên dễ dàng. Ví dụ: đất màu, cát bồi, đất sỏi lẫn đá có đường kính <30cm,…
Đất cấp 2 là gì?
Đất cấp 2 là những loại đất như: đất sét pha cát, đất pha sét, đất lẫn các phế phẩm (gạch, sành, sỏi, đá, mùn, rễ cây…) đến 10%. Nhìn chung, đất cấp 2 sẽ có độ ẩm cao hơn đất cấp 1 nhưng chưa đến mức dính dẻo, phải dùng nhiều lực để cuốc hơn.
Bài viết xem thêm: HÒA BÌNH GREEN ĐÀ NẴNG
Đất cấp 3 là gì?
Đất cấp 3 là đất có lẫn gạch, sành, sỏi, đá, mùn, rễ cây,… từ 10-20%. Ngoài ra, đất cấp 3 cũng có thể là đất sét vàng, đất sét trắng, đất chua, đất ngậm nước trọng lượng 1.7tấn/1m3 trở lên.
Đất cấp 4 là gì?
Đất cấp 4 là loại đất khó cuốc xới nhất, vì đất cấp 4 có kết cấu vô cùng chặt, dẻo dính. Một số loại đất cấp 4 như: đất ngậm nhiều nước (nhưng chưa thành bùn), đất sườn đồi có cây cổ thụ mọc, đất do cây mục tạo thành,…
Bảng phân loại cấp đất chuẩn mới nhất
Bảng phân cấp đất trong công tác đóng cọc
Cấp đất | Loại đất |
I | Cát pha lẫn 3 – 10% sét |
II | Cát, sỏi, cát khô, đất sét cứng, bão hòa nước
Đất cấp I chứa 10 – 30% đá sỏi |
Bảng phân cấp đất trong công tác đào, vận chuyển và đắp đất bằng thủ công
Cấp | Nhóm | Tên các loại đất | Đặc tính |
I | 1 | Đất đồi sạt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ chưa bị nén chặt | Dùng xẻng hoặc cuốc đào xới dễ dàng |
Đất đen, đất hoàng thổ, đất màu, đất mùn, đất phù sa | |||
2 | Đất mầu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo, đất sét pha cát, đất cát pha sét | ||
Đất có lẫn rễ cây, sỏi đá, mùn rác, mảnh sành, gạch vụn có thể tích chiếm chưa đến 10% | |||
Đất nhóm 3, nhóm 4 sạt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt (chưa đến trạng thái nguyên thổ) | |||
3 | Đất sét pha cát | ||
Đất chua, các loại đất sét, đất kiềm ở trạng thái ấm mềm | |||
Đất cát ngậm nhiều nước, trọng lượng từ 1.7 tấn/1m3 trở lên. | |||
Đất đen, đất cát, đất mùn có lẫn gốc rễ cây, sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc dễ cây có thể tích chiếm từ 10 – 20% | |||
II | 4 | Đất đen, đất sét, đất sét pha cát, đất mùn ngậm nước nát dính | Dùng xẻng, cuốc, mai đào hoặc xắn được. |
Đất do cây chết chuyển hóa thành | |||
Đất sét nặng kết cấu chặt | |||
Đất mặt sườn đồi có nhiều cây mọc | |||
Đất màu mềm | |||
5 | Đất mặt sườn đồi có ít sỏi | ||
Đất sét pha màu xám | |||
Đất sét pha sỏi non. | |||
Đất đỏ ở đồi núi. | |||
Đất cát, đất đen, đất hoàng thổ, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc có thể tích chiếm từ 25 – 35% | |||
Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây có thể tích chiếm chưa đến 10% | |||
III | 6 | Đất chua, đất kiềm thổ cứng | Dùng cuốc bàn, cuốc chim to lưỡi |
Đất sét, đất nâu cứng | |||
Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có cây mọc lên dày | |||
Đất mặt đường cũ, mặt đê | |||
Đá vôi phong hoá già nằm trong đất đào ra được | |||
Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10% – 20% thể tích | |||
7 | Đất mặt có rải mảnh sành, gạch vỡ. | ||
Đất đồi lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 25% – 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích. | |||
Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% – 30% thể tích | |||
IV | 8 | Đất mặt đường nhựa hỏng. | Cuốc chim nhỏ lưỡi nặng 2,5kg, cuốc bàn cuốc chối tay |
Đất lẫn đá tảng, đá trái chiếm 20% – 30% thể tích. | |||
Đất lẫn đá bọt. | |||
Đất lẫn vỏ loài động vật (ốc, trai) kết dính chặt tạo thành tảng được. | |||
9 | Đất sỏi đỏ rắn chắc | Dùng cuốc chim đầu nhỏ lưỡi nặng 2.5kg, xà beng | |
Đất có lẫn vỉa đá, đá ong | |||
Đất lẫn đá tảng, đá trái trên 30% thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét. |
Bảng phân cấp đất trong công tác đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy
Cấp đất | Loại đất | Đặc tính |
I | Đất bùn, đất cát, đất cát pha sét, đất đen, đất hoàng thổ, đất màu, đất mùn, đất phù sa cát bồi, đất sét.
Đất lẫn gạch, mùn, mảnh sành,… ít hơn 20%, tơi xốp, có độ ẩm tự nhiên, không có rễ cây to. Cát ẩm tự nhiên, đá, sỏi đổ đống. |
|
II | Gồm các loại đất cấp I có có tỉ lệ mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai hơn 20%, không có rễ cây to.
Cao lanh, các loại đất có lẫn mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai dưới 20% ở dạng nguyên thổ hoặc từ nên khác chuyển đến có độ kết dính |
Dùng xẻng, mai hoặc cuốc bàn nhưng chỉ sắn được miếng mỏng |
III | Cao lanh, đất á sét, đất sét vàng, đất sét trắng có lẫn mảnh sành, sỏi, gạch vỡ, sỏi sạn, đá dăm, mảnh chai trên 20%, có rễ cây. | Dùng cuốc chim mới cuốc được |
IV | Các loại đất cấp III có lẫn đá tảng, đá hoàn. Đá dính kết đá vôi, đá quặng, xít non. |
Trên đây là toàn bộ bảng phân loại đất trong xây dựng, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm của từng loại đất để có phương pháp xử lý đúng đắn khi sử dụng. Condotel Việt Nam cung cấp những tin tức mới nhất về bất động sản. Để được tư vấn và hỗ trợ bạn liên hệ vào Website: condotelvietnam.com.vn hoặc Hotline: 0949 893 893 (Phòng Kinh doanh) để được giải đáp các thắc mắc