Chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?

Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn muốn thành lập công ty? Rất nhiều ý tưởng mà bạn muốn thực hiện nhưng bạn lại không biết chi phí sẽ ra sao. Trong bài viết dưới đây, Vcef.edu.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về chi phí thành lập công ty. Từ đó có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình thành lập. 

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư

Khi thành lập doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp công ty hay người, tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định ngay thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư.

Điều này được quy định rõ tại nghị định 78/2015/NĐ-CP điều 32. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng theo thông tư 47/2019/TT-BTC. 

Các hình thức nộp lệ phí có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Nộp tiền vào tài khoản của Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua các ví điện tử liên kết.

Đối với hình thức nộp hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp qua trang mạng điện tử, lệ phí sẽ được miễn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu không số tiền nộp sẽ không được hoàn trả. 

Mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu? 
Mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu?

Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải công bố công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp Quốc gia. Đối với mức chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí quy định theo thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng. 

Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, con dấu doanh nghiệp hay dấu chức danh của Chủ tịch, Giám đốc,…  là điều quan trọng. Con dấu góp phần khẳng định độ tin cậy của doanh nghiệp. Bởi vậy cần tìm đến địa chỉ khắc con dấu uy tín và có đủ điều kiện, được cấp phép hoạt động theo đúng quy định. 

Hiện nay, thị trường có nhiều mức giá dịch vụ khắc con dấu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Mức giá phụ thuộc vào yêu cầu và chất lượng dịch vụ của đơn vị khắc dấu.

Hầu hết giá khắc con dấu giao động từ 70.000 đồng – 350.000 đồng tùy theo loại. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp, công ty phải tiến hành công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. 

Phí mua chữ ký số (Token)

Nếu như ngày trước chủ sở hữu, người đại diện doanh nghiệp phải ký tay và đóng dấu hàng loạt các văn bản, giấy tờ rất mất thời gian thì hiện nay, việc sử dụng chữ ký số (Token) dần trở nên phổ biến và mang lại tiện lợi cho người dùng.

Đây là một dạng chữ ký điện tử, USB được mã hóa có thể thao tác trên các tờ khai hoặc trên mạng thay cho chữ ký thủ công giúp xác định đó là các thao tác của doanh nghiệp. 

Chữ ký số được sử dụng với điều kiện doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, có hòm thư điện tử ổn định và kết nối internet. Chữ ký số chỉ có hiệu lực khi sử dụng từ tổ chức chứng thực chữ ký số được Bộ thông tin và truyền thông cấp phép.

Doanh nghiệp có thể đặt mua Token tại các nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Fpt,… với mức giá dao động khoảng 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tùy vào đơn vị cung cấp và số năm sử dụng. 

Sử dụng chữ ký số (Token) cho doanh nghiệp với mức giá như thế nào 
Sử dụng chữ ký số (Token) cho doanh nghiệp với mức giá như thế nào

Chi phí mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng 

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp, cần phải mở tài khoản ngân hàng riêng cho doanh nghiệp để có thể thực hiện các giao dịch cũng như nộp thuế theo quy định thông qua tài khoản này.

Khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bản sao CMND người đại diện công ty, doanh nghiệp, giấy quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán. 

Giấy mở tài khoản ngân hàng sẽ theo mẫu của ngân hàng. Người đại diện của công ty trên luật pháp sẽ ký vào xác nhận. Chi phí mở tài khoản ngân hàng thường sẽ không phải trả. Tuy nhiên cần đóng vào tài khoản mức tiền khoảng 1.000.000 đồng để duy trì tài khoản cho công ty. 

Sau khi tài khoản ngân hàng công ty, doanh nghiệp được mở, cần phải thực hiện thủ tục công bố thông tin tài khoản ngân hàng trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở.

Nếu như thuê đơn vị cung cấp thực hiện, mức phí sẽ rơi vào khoảng từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Doanh nghiệp cũng có thể tự mình thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh. 

Lệ phí môn bài

Chi phí thành lập công ty còn có khoản phí gọi là lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài là mức phí phải đóng theo năm phụ thuộc vào số tiền vốn điều lệ ban đầu được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mức lệ phí môn bài được quy định, đối với số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, phí môn bài đóng hằng năm là 3.000.000 đồng. Với số vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, phí môn bài đóng hằng năm là 2.000.000 đồng. 

Việc khai lệ phí môn bài chỉ thực hiện một lần khi doanh nghiệp mới thành lập. Trong năm đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập, lệ phí môn bài sẽ được miễn.

Theo đó, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện mới thành lập của công ty cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và mới chuyển từ hộ kinh doanh lên thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng

Hóa đơn điện tử là chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cung cấp ghi lại thông tin, dữ liệu các giao dịch trên nền tảng số. Cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định. 

Chi phí phát hành hóa đơn điện tử – hóa đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả phụ thuộc vào sự đầu tư cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp để phục vụ cho việc xuất hóa đơn.

Hoặc có thể sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử từ các đơn vị khác. Mức giá trên thị trường hiện nay đối với dịch vụ này rơi vào khoảng 1.000.000 đồng. 

Chi phí phát hành hóa đơn điện tử - hóa đơn giá trị gia tăng
Chi phí phát hành hóa đơn điện tử – hóa đơn giá trị gia tăng

Một số lưu ý khác về chi phí thành lập công ty

Ngoài những chi phí kể trên, chi phí thành lập công ty còn có một số khoản sau mà công ty, doanh nghiệp bạn cần phải cân nhắc:

  • Phí thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu công ty
  • Phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu
  • Phí tiếp đón đoàn kiểm tra của cơ quan thuế;
  • Phí trang bị, thiết kế cơ sở vật chất cho công ty, phí thuê mặt bằng, trụ sở kinh doanh

Các chi phí thành lập công ty đều phải thực hiện và chi trả đầy đủ theo các quy định ban hành của nhà nước. Những chi phí trên đều là các khoản thông thường khi thành lập một công ty, doanh nghiệp. 

Để thành lập một công ty, bạn không chỉ cần nắm rõ được thủ tục thành lập công ty mà còn phải biết được mức giá chi phí thành lập công ty như thế nào để thuận lợi và không bị bỡ ngỡ bước đầu khi thành lập.

Bài viết trên VCEF đã cung cấp cho bạn những thông tin về chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu. Mức giá có thể sẽ thay đổi ít nhiều tùy vào những dịch vụ mà công ty bạn lựa chọn. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để việc thành lập công ty trở nên dễ dàng và nhanh chóng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *