CEO LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CEO

CEO là gì? CEO viết tắt của từ gì? Vai trò của CEO như thế nào đối với công ty? Những yêu cầu cơ bản để trở thành 1 CEO chuyên nghiệp là gì? Sự khác nhau giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị như thế nào? Và những tấm gương CEO xuất sắc được biết đến hiện nay là những ai?

Chúng ta vẫn hay nghe cụm từ “CEO” xuất hiện ở khá nhiều nơi nhưng vẫn chưa hiểu rõ được CEO chỉ về ai và dùng trong trường hợp nào.

Hôm nay, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một bài viết tổng hợp tất cả những điều mà bạn cần biết về Cụm từ CEO là gì?

Chúng ta sẽ khởi động với khái niệm của CEO là gì?

CEO LÀ GÌ? CEO VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ

CEO LÀ GÌ? CEO VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ
CEO LÀ GÌ? CEO VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ

CEO là chức vụ điều hành cao nhất trong một tổ chức, phụ trách việc điều hành cơ quan, tổ chức, công ty hay tập đoàn hay được hiểu đơn giản là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giúp điều hành toàn bộ mọi hoạt động, theo những chiến lược, chính sách của hội đồng quản trị. Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp báo cáo quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh trước hội đồng quản trị của công ty hoặc tập đoàn đó.

CEO được viết tắt của từ tiếng anh Chief Executive Officer – một thuật ngữ trong Tiếng Anh có nghĩa là Giám đốc điều hành của một công ty hoặc tập đoàn lớn. Có thể hiểu CEO vừa là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE).

CEO là người có kiến thức sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Bên cạnh đó, họ phải có tố chất lãnh đạo, có kỹ năng mềm cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn.

VAI TRÒ CỦA CEO

VAI TRÒ CỦA CEO
VAI TRÒ CỦA CEO
CEO được so sánh như một thuyền trưởng để có thể chèo lái con thuyền dù là lúc sóng êm biển lặng cho đến lúc giông bảo nổi đầy để đưa con thuyền đi đến đúng nơi đã được vạch ra trước đó. Và dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài vai trò điển hình của 1 CEO trong hệ thống công ty và tâ chống ai trò cụ thể của CEO bạn có thể thao khảo dưới đây:
Thứ nhất: Hoạch định chiến lược
  • Xây dựng chiến lược, tầm nhìn, hướng đi cụ thể cho công ty
  • Thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư, nghị định, nghị quyết đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  • Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần nâng cao hoạt động của công ty.
Thứ hai: Phát triển sản phẩm mới
  • Đưa ra những quyết định liên quan đến việc định hướng các sản phẩm mới đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có để theo kịp thị trường.
Thứ ba: Xây dựng thương hiệu
  • Đề xuất, quyết định các chương trình nhằm thu hút khách hàng và các chương trình nhằm phát triển thương hiệu công ty mạnh hơn.
  • Duyệt các dự án phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.
Thứ tư: Chịu trách nhiệm về Tài chính
  • Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về vấn đề tài chính của công ty
  • Phê duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt tài chính.
  • Duyệt thu, chi các khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động trong phạm vi ngân sách được duyệt.
  • Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng thương mại, tổ chức, kiểm tra các hoạt động kinh doanh thường nhật của công ty.
  • Chuẩn bị các bản dự toán hàng năm, hàng quý, hàng tháng của công ty.
Thứ năm: Đầu tư
  • Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư và các dự án mua bán, vay cổ phiếu, trái phiếu.
Thứ sáu: Liên quan đến vấn đề Tổ chức
  • Kiến nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ trong công ty thông qua Hội đồng quản trị để công ty hoạt động tốt hơn.
  • Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến người lao động (mức lương, trợ cấp, bảo hiểm…)
  • Duyệt cơ cấu tổ chức công ty, phạm vi trách nhiệm của từng ban ngành cụ thể
Thứ bảy: Ban hành những quy định, quy chế. điều lệ công ty
  • Phê duyệt các quy định, quy chế điều hành công ty được tốt hơn
  • Phê duyệt quy định về việc khấu hao tài sản cố định.
Thứ tám: Điều hành hoạt động của công ty 
  • Thỏa thuận và phê duyệt các mục tiêu cùng với giám đốc chức năng
  • Tổng kết, đánh giá hoạt động của khối để từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch cần thiết
  • Thực thi các kế hoạch kinh doanh hàng năm được đưa ra bởi Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
  • Thực hiện các công việc khác theo Điều lệ và quy chế của công ty

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH 1 CEO CHUYÊN NGHIỆP

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH 1 CEO CHUYÊN NGHIỆP
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỂ TRỞ THÀNH 1 CEO CHUYÊN NGHIỆP

Sự khác biệt giữa một CEO bình thường (Chief Executive Officer) và một CEO chuyên nghiệp (Professional Chief Executive Officer) là gì và yếu tố nào tại nên một CEO chuyên nghiệp? 2 yếu tố này sẽ được chúng tôi giải thích ngay sau đây.

CEO chuyên nghiệp không chỉ là một chức vụ mà còn là một nghề với rất nhiều tố chất cần và điều kiện phải có. Giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Đặc biệt để trở thành 1 CEO chuyên nghiệp bạn phải có những yếu tố sau:

  • Kiến thức: Phải có kiến thức khoa học về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Quản lý công việc bao gồm 5 chữ C trong đó Country (luật pháp, văn hóa, lịch sử của một quốc gia), Company (văn hóa, lịch sử, nội qui, hệ thống và qui trình quản lý của công ty), Customer (hệ thống khách hàng, phân khúc khách hàng, ai là khách hàng của công ty), Consumer (đặc điểm tiêu dùng, đối tượng tiêu dùng ) và Competitor (đối thủ cạnh tranh là ai? như thế nào? đâu là đối thủ chính, đâu là đối thủ tiềm năng). Quản trị gồm 6 chữ P trong đó bao gồm People (quản trị con người), Process (qui trình, hệ thống quản lý), Product (sản phẩm), Place (phân phối bán hàng), Promotion (marketing, quảng bá, truyền thông, khuyến mãi), Price (giá cả). Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức khác như hiểu biết về tài chính, thuế, đầu tư, thông tin cập nhật toàn cầu.
  • Kỹ năng: Phần “mềm” của sự hiểu biết và rèn luyện đế hỗ trợ cho phần “cứng” kiến thức tích lũy được và vận dụng kiến thức thành công việc hành động cụ thể đế có hiệu quả. Những kỹ năng mà một CEO chuyên nghiệp cần có trong vai trò của mình như: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tố chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng) để cân bằng cuộc sống và công việc.
  • Thái độ: Một CEO chuyên nghiệp không những giỏi về chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Nói tóm lại, yếu tố đạo đức trong quản trị và kinh doanh là kim chỉ nam đối với bất cứ CEO chuyên nghiệp trên toàn cầu.
  • Kinh nghiệm: Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình mà thôi. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công. Và các CEO chuyên nghiệp thường biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những hành động tích cực trong công tác quản trị của mình.
  • Tố chất: Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm đến những tố chất cần thiết khác. Tố chất do bẩm sinh, nhưng cũng có thế do rèn luyện và học hỏi thường xuyên mà tạo nên: Chỉ số về IQ (Intelligent Quotient – chỉ số thông minh => Test IQ), Chỉ số EQ (Emotionnal Quotient – chỉ số minh cảm xúc => Test EQ): Chỉ số thông minh là do bấm sinh, còn chỉ số minh cảm là do rèn luyện thường xuyên và sự trải nghiệm nhiều sẽ có. Trong quản trị, nhiều CEO cho rằng chỉ số minh cảm EQ cần thiết hơn là chỉ số IQ. Vì khi có chỉ số EQ cao, CEO sẽ có khả năng tư duy chiến lược một cách khoa học và logic, có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản lĩnh, dám làm dám chịu.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CEO VÀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và cũng có rất nhiều người đánh đồng vai trò của giữa CEO và Chủ tịch HĐQT là giống nhau.

Như các bạn đã biết CEO là người có quyền lực ra các quyết định hoạt động cấp cao trong doanh nghiệp, còn Chủ tịch HĐQT chỉ có trách nhiệm giám sát việc doanh nghiệp sử dụng dòng tiền đầu tư của các cổ đông, và giám sát hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Hội đồng quản trị thường họp nhiều lần trong 1 năm để thiết lập mục tiêu dài hạn, báo cáo kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao, và đề xuất chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.

Về mặt nguyên tắc, Chủ tịch HĐQT thường có vị trí cao hơn CEO, nhưng Chủ tịch HĐQT không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng mà không thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Chủ tịch HĐQT thường không tham gia quản lý trực tiếp các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp đó là điểm khác biệt lớn nhất trong khi CEO là người trực tiếp và chủ động điều hành và quản trị doanh nghiệp.

NHỮNG CEO XUẤT SẮC ĐƯỢC BIẾT ĐẾN TRÊN THẾ GIỚI

1. Jeff Bezos – Amazon

1. Jeff Bezos – Amazon
1. Jeff Bezos – Amazon

Trong danh sách những nhà lãnh đạo xuất sắc, không thể không kể đến Jeff Bezos, CEO của “ông lớn” Amazon. Chính Jeff Bezos là người định hình cho sự thành công của Amazon, biến công ty từ một doanh nghiệp kinh doanh sách điện tử đơn thuần, trở thành vị “vua” của ngành bán lẻ Thế giới. Ông cũng góp công lớn cho sự chuyển mình của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại toàn cầu.

2. Larry Page – Google

2. Larry Page – Google
2. Larry Page – Google

Nhắc tới Jeff Bezos, bạn không thể nào bỏ qua kỳ phùng địch thủ của ông: Larry Page. Vị CEO của Google góp một công rất lớn cho sự phát triển của công cụ tìm kiếm trực tuyến, cho sự phát triển của mạng Internet, và thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta tìm kiếm thông tin.

Ông cũng góp phần biến Google từ một công ty cung cấp bộ máy tìm kiếm đơn thuần, trở thành doanh nghiệp điện tử kinh doanh đa lĩnh vực, từ cung cấp nội dung số (YouTube), hệ điều hành trên nền tảng di động (Android) cho tới kinh doanh thiết bị di động (Google Pixel). Mọi sự thay đổi của Google (từ thuật toán tìm kiếm cho tới nền tảng dịch vụ) đều tác động rất lớn tới hoạt động tương tác Internet của người dùng trên toàn thế giới.

3. Mark Zuckerberg – Facebook

3. Mark Zuckerberg – Facebook
3. Mark Zuckerberg – Facebook

Từ một sinh viên bỏ học giữa chừng ở Harvard, Mark Zuckerberg từng bước xây dựng đế chế kinh doanh của mình ở một nơi duy nhất: Facebook.

Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo đại tài, vì đã thay đổi cách thức con người ta liên lạc và kết nối, qua Facebook. Trước đây, mọi sự tương tác của những người dùng Internet chỉ thông qua trao đổi mail và Yahoo. Ngày nay, thông qua Facebook và Messenger, khoảng cách giữa con người dường như không khoảng cách.

4. Warren Buffett – Berkshire Hathaway

4. Warren Buffett – Berkshire Hathaway
4. Warren Buffett – Berkshire Hathaway

Warren Buffet chắc hẳn không phải là cái tên xa lạ đối với công chúng. Tuy vậy, phần đông công chúng ít biết, ông là CEO của Berkshine Hathaway – quỹ đầu tư hàng đầu tại Hoa Kỳ, nơi làm nên tên tuổi của Warren.

Ông được coi là nhà đầu tư mát tay, định hướng công ty mình đầu tư vào nhiều thương vụ “bạc tỷ”, như mua lại 7% cổ phần của Coca-Cola, hay trực tiếp đầu tư vào AIG, IBM,… Mọi sự thành công của Berkshire Hathaway đều có sự can dự và ra quyết định ở Warren.

5. Phạm Nhật Vượng – Vin Group

Phạm Nhật Vượng – Vin Group
Phạm Nhật Vượng – Vin Group

Một trong những nhà CEO kiệt suất trong số đó chính là một danh nhân người Việt, ông Phạm Nhật Vượng. Ông là nhân tố chính đóng góp vào sự thành công của tập đoàn Vin Group, khi biến doanh nghiệp từ sản xuất thực phẩm đơn thuần tại nước ngoài, trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *