Khái niệm thang bảng lương? Nhà nước quy định gì về thang bảng lương? Vai trò của thang bảng lương trong doanh nghiệp và cách xây dựng như thế nào?
Thang bảng lương trong doanh nghiệp là vấn đề được nhiều kế toán doanh nghiệp dành sự quan tâm, đặc biệt là những kế toán mới chưa có kinh nghiệm. Vậy những thông tin về thang bảng lương là gì? Mời các bạn cùng Học việc TACA theo dõi trong bài viết sau đây.
Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương là hệ thống được xây dựng từ các ngạch lương, nhóm lương, bậc lương để làm căn cứ trả lương cho nhân viên, người lao động. Các công ty, tổ chức trả lương cho nhân viên dựa trên thang bảng lương đã được thiết lập trước đó và dựa vào trình độ, năng lực và khả năng thực hiện công việc của nhân viên.
Vì sao cần phải có thang bảng lương?
Để đảm bảo việc sử dụng lao động hợp pháp và tôn trọng tính minh bạch trong việc trả lương, các công ty cần phải thiết lập thang bảng lương hàng năm.
Việc xây dựng bảng lương Nhà nước cho người lao động được quy định, thông qua sự thỏa thuận về khả năng của người lao động, làm cơ sở pháp lý cho việc trả lương. Đồng thời, thang bảng lương còn thể hiện tính chuyên nghiệp trong quản lý chi phí và tạo động lực phấn đấu cho người lao động.
Cập nhật mới nhất về quy định về thang bảng lương
Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định:
– Người sử dụng lao động phải thiết lập thang lương, bảng lương và tiêu chuẩn công việc làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng người lao động, thỏa thuận mức lương theo vị trí, chức vụ ghi trong hợp đồng lao động và trả tiền lương cho người lao động.
– Mức lao động phải là mức bình quân để đảm bảo đa số người lao động có thể làm công việc đó mà không cần kéo dài thời gian làm việc bình thường và nên được kiểm tra, áp dụng thử trước khi chính thức ra mắt.
– Người sử dụng lao động cần phải tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở nơi đặt trụ sở của tổ chức đại diện khi xây dựng thang, bảng lương, tiêu chuẩn lao động.
Thang lương, bảng lương, tỷ lệ lao động phải được thông báo công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Xem thêm: Các khoá học kế toán
Cách thiết lập thang bảng lương cho doanh nghiệp
Khi xây dựng thang bảng lương, công ty phải tuân thủ các quy định sau:
– Mức lương thấp nhất phải trả cho người lao động làm nghề đơn giản nhất trong điều kiện lao động, làm việc bình thường phải đảm bảo mức sống tối thiểu của nhân viên và gia đình, phù hợp điều kiện phát triển của kinh tế – xã hội và phải bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu vùng theo quy định pháp luật của Chính phủ tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
– Theo tính chất công việc hoặc chức vụ, công ty có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau để áp dụng mức lương bậc 1. Khi áp dụng mức lương bậc 1 cho từng nhóm cần thực hiện đúng quy định.
- Đối với người lao động đã được qua đào tạo, học nghề (thậm chí do công ty đào tạo), mức lương thấp nhất phải lớn hơn tối thiểu 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Đối với ngành, nghề mang tính nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe thì mức lương thấp nhất phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu 5%.
– Sau khi xác định được từng nhóm nhân viên và xây dựng mức lương 1 cho mỗi nhóm thì tiến hành tính mức lương tiếp theo. Khi tính lương lần sau, mức chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề không được nhỏ hơn 5%.
Trình tự các bước lập thang bảng lương
– Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu vùng
Người sử dụng lao động cần biết mức lương tối thiểu vùng mới nhất để làm căn cứ xây dựng thang lương, bảng lương. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
– Bước 2: Lên danh sách các chức vụ và công việc trong công ty
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, lao động, doanh nghiệp, công ty cần thống kê chức vụ nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và công nhân trực tiếp sản xuất, thương mại, dịch vụ để làm căn cứ xây dựng thang lương, bảng lương.
– Bước 3: Thiết kế các bậc lương tương ứng
Căn cứ vào nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động xây dựng bậc lương của người lao động.
– Bước 4: Tham khảo ý kiến công đoàn
Khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tại cấp cơ sở và thông báo công khai tại nơi làm việc của nhân viên trước khi thực hiện.
– Bước 5: Gửi thang lương, bảng lương đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Sau khi hoàn thành, công ty phải gửi thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin được tổng hợp về thang bảng lương. Học viện TACA hy vọng với thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới, hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu về thang bảng lương nhanh chóng, đúng và hiệu quả nhất.