Ký quỹ là gì? Những vẫn đề liên quan đến ký quỹ

Ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là gì? Giao dịch ký quỹ là gì? Căn cứ pháp lý trong pháp luật Việt Nam về hoạt động ký quỹ ra sao? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như thế nào?

Các loại ký quỹ phổ biến hiện nay là gì? Mức ký gửi? Đặc điểm và lợi ích của ký gửi là gì? Thủ tục ký gửi ra sao cũng như những điểm khác biệt của hình thức này so với các biện pháp bảo đảm dân sự khác như thế nào? Và cuối cùng ngân hàng nào hiện nay có dịch vụ ký quỹ tốt nhất?

Bài viết này DU AN 600 xin chia sẻ tất cả những câu hỏi liên quan trực tiếp đến “KÝ QUỸ” nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này thì không nên bỏ qua bài viết vô cùng bổ ích này.

KÝ QUỸ LÀ GÌ? TIỀN GỬI KÝ QUỸ LÀ GÌ? GIAO DỊCH KÝ QUỸ LÀ GÌ? CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA KÝ QUỸ 

KÝ QUỸ LÀ GÌ? TIỀN GỬI KÝ QUỸ LÀ GÌ? GIAO DỊCH KÝ QUỸ LÀ GÌ? CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA KÝ QUỸ 
KÝ QUỸ LÀ GÌ? TIỀN GỬI KÝ QUỸ LÀ GÌ? GIAO DỊCH KÝ QUỸ LÀ GÌ? CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA KÝ QUỸ

a) Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là một trong bảy hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo đó, bên ký quỹ có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc những tài sản có giá trị tương đương như kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào một tài khoản được phong tỏa của tổ chức tín dụng nào đó nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hoặc khi doanh nghiệp định thực hiện 1 công việc gì hoặc 1 dự án gì đó.

Nếu trong trường hợp họ hông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

b) Tiền gửi ký quỹ là gì

Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức gửi tại các ngân hàng theo hình thức ký quỹ được nêu ở trên để đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và bên thứ ba hoặc các bên có liên quan.

Các khoản tiền và tài sản có giá trị đem ký quỹ phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết hạn thời gian ký quỹ.

c) Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản quỹ do bên thứ ba cung cấp.

Điểm khác biệt đó là tài khoản ký quỹ này cho phép các nhà giao dịch tiếp cận được số vốn lớn hơn, tăng giá trị kết quả giao dịch để các nhà giao dịch có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn trên các giao dịch thành công.

Giao dịch ký quỹ trở nên phổ biến ở các thị trường biến động thấp và hơn nữa giao dịch ký quỹ cũng được sử dụng trong thị trường chứng khoán, hàng hóa và tiền điện tử.

d) Căn cứ pháp lý của ký quỹ

– Căn cứ theo Điều 330 BLDS 2015

Điều 330. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

– Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

– Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn một số vấn đề đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

Quyền và nghĩa vụ của các bên ký quỹ

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KÝ QUỸ 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KÝ QUỸ

Hình thức ký quỹ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của 3 bên đó là ngân hành nơi ký quỹ, bên ký quỹ, bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại. Với các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Bên ngân hàng nơi ký quỹ

– Quyền: Căn cứ theo Điều 36 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

1. Yêu cầu bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.

2. Được hưởng chi phí dịch vụ ngân hàng.

– Nghĩa vụ: Căn cứ theo Điều 35 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.

  • Bên ký quỹ

– Quyền: Căn cứ theo Điều 38 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

Bên ký quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ hoàn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ.

– Nghĩa vụ: Căn cứ theo Điều 37 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

  • Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại

– Quyền: Căn cứ theo Điều 40 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán đầy đủ, đúng hạn.

– Nghĩa vụ: Căn cứ theo Điều 39 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.

Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thủ tục khi yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán.

Các loại ký quỹ hiện nay

CÁC LOẠI KÝ QUỸ HIỆN NAY
CÁC LOẠI KÝ QUỸ HIỆN NAY

Có nhiều loại ký quỹ khác nhau, tuy nhiên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 loại ký quỹ phổ biến nhất đó là:

  • Ký quỹ mở L/C

L/C theo chữ viết tắt tiếng anh nghĩa là Letter of credit, nên ta có thể hiểu đơn giản L/C là “thư tín dụng”.

L/C là một hình thức giao dịch giữa bên nhập khẩu và người bán bên xuất khẩu thông qua trung gian là ngân hàng với một bức thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam két trả một số tiền nhất định với thời gian xác định cho nhà xuất khẩu.

L/C được thành lập trên cơ sở của HĐ ngoại thương.

  • Ký quỹ bảo lãnh

Ký quỹ bão lãnh là hình thức ký quỹ đảm bảo thanh toán cho chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành.

Cụ thể đây là sự bảo đảm cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lý do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.

Loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường phổ biến trong lĩnh vực xây dựng giữa chủ thầu và nhà đầu tư vì chi phí của loại hình này khá đắt đỏ, gấp nhiều lần loại hình ký quỹ mở L/C.

  • Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định

Hình thức này là ký quỹ để được phép kinh doanh một số hoạt động như ngành nghề kinh doanh lữ hành, hoạt động xuất khẩu lao động, hoạt động giới thiệu việc làm, hoạt động bán hàng đa cấp… khách hàng có thể mở tài khoản ký quỹ ngân hàng.

Mức ký quỹ đối với từng ngành nghề sẽ có sự khác nhau để tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho ngành nghề đó.

Mức ký quỹ –  đặc điểm – lợi ích của ký quỹ

a) Mức ký quỹ là gì?

Mức ký quỹ là số tiền bên ký quỹ phải có trong tài khoản để duy trì lệnh giao dịch. Với đòn bẩy 100:1, hệ số ký quỹ của bạn là 0.01 (1%), điều đó có nghĩa là bên ký quỹ phải có vốn tiền mặt ban đầu tối thiểu là 1% so với tổng giá trị các lệnh đang giao dịch.

b) Đặc điểm ký quỹ

– Loại tiền: VND hoặc ngoại tệ như USD, EUR, GBP.

– Số dư tối thiểu: Dựa vào loại hình ký quỹ.

– Lãi suất: có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.

–  Phương thức trả lãi:

  • Đối với những tài khoản hưởng lãi không kỳ hạn: tiền lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng và tự động ghi Có vào tài khoản Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của khách hàng.
  • Đối với những tài khoản hưởng lãi có kỳ hạn: tiền lãi được trả vào cuối kỳ và tự động nhập vào vốn.

– Sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ: Bạn chỉ được mở 1 tài khoản cho từng loại hình ký quỹ và thực hiện các giao dịch trên tài khoản ký quỹ thực hiện theo quy định của từng loại nghiệp vụ cụ thể.

Lưu ý: bạn chỉ được mở một tài khoản cho một loại ký quỹ, không được sử dụng một tài khoản cho nhiều hay tất cả các loại ký quỹ.

c) Lợi ích của ký quỹ

c) Lợi ích của ký quỹ
c) Lợi ích của ký quỹ

Hoạt động ký quỹ sẽ đem lại cho bên ký quỹ những lợi ích, quyền lợi to lớn cụ thể như sau:

  • Tạo sự uy tín đối với khách hàng.
  • Khả năng sinh lời từ số dư trong tài khoản.
  • Đảm bảo an toàn cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

Thủ tục ký quỹ

Thủ tục gửi và phương thức thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng.

Thực chất, ký quỹ là việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng do đó phải tuân thủ yêu cầu của các tổ chức này.

Mỗi ngân hàng sẽ có hướng dẫn về mẫu hợp đồng đăng ký, loại tài sản ký quỹ và lãi suất và các dịch vụ đi kèm riêng.

Do đó bạn cần phải xem xét kỹ về các điều kiện cũng như lãi suất của ký quỹ để nắm rõ và đảm bảo quyền lợi của mình do mỗi ngân hàng có một chính sách khác nhau.

Điểm khác nhau giữa ký quỹ và các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khác

ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KÝ QUỸ VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ KHÁC
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KÝ QUỸ VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ KHÁC

Một số điểm khác biệt của ký quỹ so với các biện pháp khác như sau:

• Hoạt động ký quỹ có sự xuất hiện của 3 bên :

   – Bên ký quỹ:

   – Ngân hàng (tổ chức tín dụng) nhận ký quỹ

   – Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại

• Mục đích: Đây là phương thức đảm bảo cho việc bên có quyền được ngân hàng thanh toán và bồi thường khi bên ký quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

• Đặc điểm: các bên cùng thoả thuận về 1 số nội dung có liên quan:

   – Đăng ký tài sản ký quỹ

   – Cách thức và phương án giải quyết hậu quả khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Những ngân hàng có dịch vụ ký quỹ tốt nhất hiện nay

Ngân hàng Đặc điểm
ACB

– Loại tiền: VND, USD, EUR và ngoại tệ khác

– Số tiền gửi tối thiểu: 1.000.000đ/ 100USD/ 100EUR

Vietinbank

– Loại tiền ký quỹ: VND

– Kỳ hạn ký quỹ: Không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

BIDV

– Loại tiền: VND hoặc ngoại tệ

-Lãi suất: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn

– Số tiền gửi tối thiểu: Tùy theo tính chất từng loại ký quỹ

NamABank

– Kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn.

– Loại tiền: VND, ngoại tệ.

– Số tiền gửi tối thiểu: tùy theo tính chất từng loại ký quỹ.

– Lãi suất: theo biểu lãi suất hiện hành của Nam A Bank.

HDBank

– Loại tiền: VND, USD, EUR và ngoại tệ khác.

–  Lãi suất: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

– Số tiền gửi tối thiểu: tùy theo tính chất từng loại ký quỹ.

Trên đây là tư vấn của DU AN 600 về quy định của pháp luật liên quan đến Ký quỹ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến pháp lý cần tư vấn bạn vui lòng để lại vấn đề hoặc số điện thoại để được nhân viên pháp lý của chúng tôi giải đáp tận tình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *