[5 bước] Thủ tục thành lập công ty cực chi tiết 2021

Quy trình thủ tục thành lập công ty đơn giản 2021

Việc thành lập một doanh nghiệp là điều quan trọng và cần phải tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp mà chưa có những kinh nghiệm hay nắm rõ những thủ tục pháp lý sẽ rất khó khăn. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc cho bạn, Vcef.edu.vn xin gửi đến quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ với 05 bước đơn giản 2021

Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng khôi phục và phát triển thì cùng với đó có rất nhiều người muốn khởi nghiệp, tự tạo doanh nghiệp, công ty cho mình. Tuy nhiên những thông tư, quy định, giấy tờ thay đổi tạo nên sự hoang mang, mù mờ đối với bạn. Thực chất, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản với các quy trình sau:

thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh doanh nghiệp 

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước quan trọng và đầu tiên để xác định được hướng đi doanh nghiệp của bạn. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp đang có tại Việt Nam gồm 5 loại hình doanh nghiệp. Tùy theo số lượng thành viên tham gia thành lập mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty cổ phần 

Một chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố về vấn đề thủ tục pháp lỳ, giấy tờ liên quan. Các trách nhiệm pháp lý, vấn đề chuyển nhượng, thay thế hay bổ sung và đảm bảo quy mô doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư. 

Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ và thông tin cần thiết thành lập doanh nghiệp

Giấy tờ, hồ sơ cho doanh nghiệp, thành viên cần có đủ các thứ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân (bản sao công chứng) hoặc hộ chiếu của các thành viên và cổ đông trong doanh nghiệp, công ty. Các giấy tờ trên cần có đủ thời hạn theo đúng quy định (Bản sao CMND có công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

Hồ sơ, thông tin công tin gồm:

  • Tên công ty: Không bị trùng lặp với hệ thống các tên đã thành lập trong nước trước đó.
  • Địa chỉ trụ sở chính, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty: Trụ sở bao gồm đầy đủ địa chỉ địa lý trên lãnh thổ Việt Nam. Có thông tin liên hệ gồm số điện thoại, email, fax,…

Xác định vốn điều lệ phù hợp với loại hình doanh nghiệp: 

  • Là số vốn do cổ đông, thành viên đóng góp, cam kết trong khoảng thời gian nhất định được ghi ở điều lệ của doanh nghiệp, công ty. 

Xác định chức danh người đứng đầu doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của Pháp Luật Việt Nam. 

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ doanh nghiệp, nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thông tin cần thiết ở các bước trên, tiến hành soạn thảo hồ sơ đầy đủ theo quy định (điều 20 Nghị định 43)

Khi đã soạn thảo đủ hồ sơ theo quy định, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, công ty  tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký Kinh doanh của tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trường hợp người ủy quyền nộp hồ sơ, phải có giấy xác nhận ủy quyền hợp lệ theo pháp luật. 

Bước 4: Khắc và công bố mẫu con dấu

Thời gian để phòng đăng ký Kinh doanh xác nhận và chứng nhận doanh nghiệp là khoảng 3 -5 ngày. Sau khi có giấy chứng nhận và mã số thuế doanh nghiệp, cần tiến hành thiết kế khắc mẫu dấu cho doanh nghiệp. Ở bước này, khi thực hiện khắc dấu doanh nghiệp cần đến đúng cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu, bên doanh nghiệp cần mang theo bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Sau khi có mẫu dấu của doanh nghiệp, tiến hành công bố mẫu con dấu trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Điều này giúp cho doanh nghiệp khẳng định được mẫu dấu có hiệu lực theo pháp luật. 

Bước 5: Hoàn tất thủ tục thành lập công ty

Sau khi các bước trên được hoàn thành, doanh nghiệp cần tiến hành một số điều cơ bản để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Đăng ký khai thuế trong thời hạn quy định tại cơ quan thuế
  • Đăng ký khai thuế qua trang điện tử 
  • Nộp tờ khai và thuế môn bài
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
  • Làm thủ tục mua và đặt in hóa đơn
  • Tiến hành dán và treo hóa đơn mẫu liên 2 
  • Chuẩn bị điều kiện kinh doanh đầy đủ đối với những ngành kinh doanh có điều kiện

Chi Phí, Lệ Phí Đăng Ký Thành Lập Công Ty

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty cần phải trả những khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, các khoản lệ phí bao gồm cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện,… được định mức như sau:

  • Hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mức thu phí là 100.000 đồng
  • Hồ sơ nộp thông qua ứng dụng trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có mức thu là miễn phí
  • Hồ sơ cấp mới hay cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh có mức thu phí là 50.000 đồng
  • Hồ sơ nộp thông qua ứng dụng trên cổng thông tin quốc gia về cấp mới hay cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được định mức thu là miễn phí

cac buoc thanh lap doanh nghiep

Như vậy theo quy định hiện hành, hồ sơ liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ định mức 50.000 đồng – 100.000 đồng. Đối với hồ sơ nộp qua cổng thông tin điện tử Quốc Gia, lệ phí là 0 đồng. 

Thành lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn TNHH

Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn là khái niệm quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ. Loại hình doanh nghiệp này có từ 2-50 thành viên. Như vậy số lượng thành viên không được vượt quá 50. Các thành viên có trách nhiệm chịu các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp phát giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không có quyền phát hành cổ phiếu.

Ưu điểm của Công ty TNHH:

  • Ít gây rủi ro cho người góp vốn
  • Số vốn của doanh nghiệp được bảo toàn do vấn đề chuyển nhượng vốn được pháp luật quy định chặt chẽ

Khuyết điểm của công ty TNHH:

  • Số lượng thành viên hạn chế dưới 50 người
  • Uy tín dễ ảnh hưởng vì mức độ chịu trách nhiệm là hữu hạn
  • Chịu sự kiểm soát chặt của Pháp Luật
  • Không có quyền huy động vốn

thanh lap cong ty thu tuc

Thành Lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên (TNHH MTV)

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH MTV) một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp phát giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không có quyền phát hành cổ phiếu. 

Ưu điểm của Công ty TNHH MTV:

  • Ít gây rủi ro cho người góp vốn
  • Có quyền chuyển nhượng vốn điều lệ cho một cá nhân, tổ chức khác

Khuyết điểm của Công ty TNHH MTV:

  • Không được trực tiếp rút vốn đã góp và công ty
  • Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp Luật
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn
  • Thành Lập Công Ty Tư Nhân

Công ty, doanh nghiệp tư nhân được đăng ký kinh doanh và thực hiện các quy định kinh doanh theo quy định của pháp luật. Có chủ sở hữu là một cá nhân, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ sở hữu đại diện theo quy định của Pháp luật có toàn quyền quyết định về mọi vấn đề doanh nghiệp. Doanh nghiệp, công ty tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân. 

Ưu điểm của công ty tư nhân:

  • Chủ sở hữu chủ động trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Có uy tín bởi trách nhiệm vô hạn
  • Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ của Pháp Luật

Khuyết điểm của công ty tư nhân:

  • Các khoản nợ được chịu trách nhiệm bằng tài sản công ty và chủ doanh nghiệp
  • Mức độ rủi ro khá cao

thu tuc thanh lap cong ty can gi

Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Công ty cổ phần có hệ thống tổ chức gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc (tổng giám đốc), Ban kiểm soát với công ty trên 11 cổ đông. 

Ưu điểm CTCP:

  • Rủi ro ít
  • Chịu trách nhiệm các khoản nợ trong phạm vi vốn góp
  • Được hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực
  • Có quyền phát hành cổ phiếu và dễ dàng trong việc chuyển nhượng vốn

Nhược điểm CTCP:

  • Thành lập công ty khá phức tạp
  • Tổ chức điều hành và quản lý phức tạp, dễ gây khó khăn

thanh lap cong ty can gi

Thành Lập Công Ty Hợp Danh

Đây là mô hình công ty với ít nhất hai người hợp danh để thành lập và làm chủ sở hữu công ty. Có thể có các thành viên góp vốn khác và chịu trách nhiệm các khoản nợ trong phạm vi vốn đã góp. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và các thành viên đều có quyền hạn ngang nhau đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 

Ưu điểm của CTHD:

  • Dễ dàng trong việc điều hành, quản lý
  • Tăng sự uy tín cho công ty bởi chịu trách nhiệm liên đới vô hạn

Khuyết điểm:

  • Dễ phát sinh nhiều rủi ro
  • Loại mô hình công ty ít phổ biến

Giấy phép kinh doanh có điều kiện

Mọi doanh nghiệp khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn được ban hành các giấy phép kinh doanh có điều kiện. Đây là giấy tờ quan trọng trong thủ tục thành lập doanh nghiệp mà bạn cần nắm rõ. Trong mọi lĩnh vực đều có các giấy phép tương đương chẳng hạn:

  • Lĩnh vực xuất bản: Bộ thông tin và truyền thông cấp phép thành lập NXB
  • Lĩnh vực công chứng: Sở tư pháp cấp giấy phép kinh doanh hoạt động cho văn phòng công chứng,…

Trên đây Vcef.edu.vn đã cung cấp những thông tin về quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng như những loại hình doanh nghiệp, công ty hiện hành. Những thông tin trên mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng, thành lập doanh nghiệp đạt chuẩn và đúng theo quy định Pháp luật. Nếu bạn không có thời gian và cần dịch vụ thành lập công ty thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi!!!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *