Để thành lập công ty TNHH đòi hỏi bạn cần chuẩn bị và lên kế hoạch về rất nhiều thông tin quan trọng như: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, vốn pháp định, người đại diện theo pháp luật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hết về thủ tục pháp lý, quy trình, tài chính; cũng như các thủ tục sau thành lập công ty như: mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai thuế, mua chữ ký số cho công ty có hình thức TNHH 1 thành viên
1. Luật quy định như thế nào về công ty TNHH 1 thành viên
Nếu công ty của bạn chỉ gồm một thành viên góp vốn thì sẽ thực hiện thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên. Thành viên góp vốn ở đây có thể là cá nhân, hoặc tổ chức (khác với nhiều cá nhân góp vốn tạo thành tổ chức)
Nếu bạn có từ 2 đến 50 thành viên (cá nhân hoặc tổ chức) góp vốn thì thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sau đây là các thông tin chi tiết để thành lập công ty để bạn tham khảo nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi bắt đầu thành lập công ty.
Việc thành lập công ty phải theo quy định pháp luật
2. Công ty TNHH 1 thành viên là gì theo Luật doanh nghiệp mới nhất?
Được quy định tại điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 (mới nhất), Công ty TNHH 1 thành viên là:
- Doanh nghiệp một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (hay còn gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty thuộc phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân.
- Là loại hình doanh nghiệp không được quyền phát hành cổ phần.
3. Các lưu ý trong đặt tên công ty TNHH 1 thành viên:
3.1. Các thành tố trong tên đầy đủ của công ty
Tên đầy đủ của công ty TNHH 1 thành viên bao gồm 2 thành tố
- Thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp: Ở đây loại hình doanh nghiệp chính là “TNHH” hoặc “trách nhiệm hữu hạn” viết đầy đủ
- Thành tố thứ 2 chính là tên riêng của doanh nghiệp bạn. Tên riêng có thể là tiếng Việt hoặc tiếng anh đều được.
3.2. Quy định của pháp luật về tên công ty
- Tên công ty không được giống, trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã được đăng ký bảo hộ
- Tên công ty không được đặt giống với tên các cơ quan của nhà nước, của chính phủ.
4. Các lưu ý trong việc đặt địa chỉ cho công ty TNHH 1 thành viên:
- Địa chỉ liên lạc cho công ty của bạn để được chấp thuận cần phải được cập nhật đầy đủ:
- Đối với thành thị: số nhà, số hẻm, tên đường, khu phố, phường, quận, thành phố
- Đối với nông thôn: (xóm,ấp,..), thôn, tên xã, tên huyện, (tên thành phố trực thuộc tỉnh), tên tỉnh.
- Cập nhật đầy đủ số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trong trường hợp địa chỉ liên hệ của trụ sở công ty được đặt ở chung cư không có chức năng thương mại (chỉ dùng để ở) sẽ không được chấp nhận
Các lưu ý cần được xem xét kỹ lưỡng
5. Những lưu ý trong việc kê khai vốn điều lệ
Khái niệm vốn điều lệ: là tổng số giá trị tài sản mà người chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty; tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Việc kê khai vốn điều lệ còn phải phụ thuộc vào việc quy mô vốn có phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế của bạn hay không bởi lẽ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn yêu cầu công ty của bạn phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã kê khai
6. Các lưu ý về việc đóng thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ)
Việc các doanh nghiệp đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ được quy định theo pháp luật như sau:
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ: Từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp nộp thuế môn bài dựa trên vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký khi đăng ký doanh nghiệp, Cụ thể:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ: mức thuế môn bài cả năm là 3 triệu VNĐ
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ: mức thuế môn bài cả năm là 2 triệu VNĐ
- Nếu doanh nghiệp được đăng ký trong 6 tháng đầu năm thì phải nộp 100% mức thuế môn bài. Nếu đăng ký trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50%.
7. Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên:
7.1. Chuẩn bị thông tin, giấy tờ
- Chuẩn bị các thông tin về tên công ty, thông tin địa chỉ đăng ký trụ sở, các thông tin về người đại diện theo pháp luật (số lượng, chức danh, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ), vốn điều lệ, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
- Cá nhân đăng ký chuẩn bị: 4 bản sao 1 trong các giấy tờ sau đây CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Bản sao phải được công chứng (không quá 03 tháng)
- Tổ chức: Cần chuẩn bị bản sao 1 trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh. Và bản sao chứng minh nhân dân,hộ chiếu, căn cước công dân người đại diện của tổ chức. Tất cả các bản sao cần phải được công chứng không quá 03 tháng. .
7.2. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên:
Một hồ sơ hoàn chỉnh để thành lập công ty TNHH 1 thành viên sẽ bao gồm:
- Văn bản điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
- Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Các loại giấy tờ đã chuẩn bị ở trên (xem lại bước 1)
7.3. Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Tại bước này bạn cần nộp bộ hồ sơ đã được soạn thảo cùng các giấy tờ đã chuẩn bị tại bước 1. Bộ hồ sơ được gửi tới cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh là Sở kế hoạch đầu tư thuộc tỉnh hoặc thành phố doanh nghiệp bạn trực thuộc.
7.4. Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thông thường sau khi nộp bộ hồ sơ khoảng từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chính xác bạn sẽ nhận được yêu cầu hoàn tất thủ tục.
7.5. Công bố trên cổng thông tin quốc gia nội dung: đã hoàn thành đăng ký doanh nghiệp mới thành lập
- Sau khi doanh nghiệp của bạn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì việc tiếp theo là phải đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia. Thời hạn để thực hiện việc này là 30 ngày từ ngày doanh nghiệp bạn nhận được giấy.
- Nếu trong thời hạn mà công ty bạn không thực hiện việc này sẽ bị xử phạt theo quy định, cụ thể được quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP, bắt đầu hiệu lực từ ngày 15/07/2016. Với mức xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ cho tới 2 triệu VNĐ.
7.6. Khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu công ty
Dấu tròn được khắc tại cơ sở được cho phép khắc dấu. Sau đó mẫu dấu được nộp thông báo sử dụng tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc làm này đảm bảo mẫu dấu của công ty bạn có mặt trên cổng thông tin doanh nghiệp. Các quy định liên quan tới con dấu doanh nghiệp được quy định chặt chẽ tại điều 34 luật doanh nghiệp 2014.
7.7. Các bước liên quan đến đặt bảng hiệu, thuế, ngân hàng
Giai đoạn này công ty bạn cần hoàn thành các bước cuối cùng gồm có đặt bảng hiệu, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số để khai thuế điện tử,….
Mua chữ ký số là một trong các bước quan trọng
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những lưu ý và thủ tục để thành lập công ty TNHH. Chúng tôi mong rằng sẽ giúp ích cho bạn qua bài viết này.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Vcef.edu.vn luôn sẵn sàng phục vụ bạn!