TẤT TẦN TẬT HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI NĂM 2021

Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty và đang bế tắc trong thủ tục, cần hỗ trợ. Hãy để VCEF hướng dẫn bạn tất tần tật hồ sơ, thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội ngay trong bài viết dưới đây.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty
Hồ sơ thủ tục thành lập công ty

Những nội dung cần viết cho việc thành lập công ty tại Hà Nội

Người sáng lập doanh nghiệp

Pháp luật không quy định trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn hay địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú của người sáng lập doanh nghiệp. Người sáng lập chỉ cần đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc những trường hợp cấm theo pháp luật thì hoàn toàn có đủ điều kiện đứng ra thành lập công ty.

Loại hình công ty

Lựa chọn loại hình công ty 
Lựa chọn loại hình công ty

Có 3 loại hình công ty có thể đăng ký bao gồm: công ty TNHH một thành viên (công ty TNHH); công ty TNHH hai thành viên (công ty TNHH), công ty cổ phần (CTCP).

Lưu ý:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: chỉ có 1 người là chủ sở hữu cũng là người đứng ra thành lập công ty). Có thể đồng thời đăng ký chủ sở hữu và đại diện pháp luật cùng một người hoặc hai người khác nhau.
  • Công ty TNHH 2 thành viên: từ 2 cho đến 50 thành viên.
  • Công ty cổ phần : từ 3 cổ đông trở lên và không giới hạn.

Tên công ty

Có rất nhiều người đã thiết kế website và logo theo tên mình muốn đặt. Tuy nhiên khi đăng ký thành lập thì không được chấp thuận với sở Kế hoạch và Đầu tư vì tên đó dễ gây nhầm lẫn. Cụ thể:

  • Tên bị trùng: toàn bộ tên doanh nghiệp giống với các doanh nghiệp khác đăng ký (không phân biệt loại hình TNHH hay cổ phần).
  • Tên gây nhầm lẫn: tên riêng công ty viết bằng các chữ cái nước ngoài không có có nghĩa hoặc viết bằng tiếng nước ngoài dẫn đến nhầm lẫn với tên các công ty có cụm từ phía trước đã đăng ký

Ví dụ: công ty TNHH công nghệ LINE sẽ rất dễ bị hiểu nhầm thành Công ty TNHH Công nghệ số.

Để chắc chắn thì có thể thêm các cụm từ tiếng Việt nha Việt Nam, Hà Nội,.. ngay sau tên riêng.

Địa chỉ công ty

Hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn đăng ký địa chỉ công ty ngày tại nhà riêng để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nên nhớ là địa chỉ công ty không được đặt ở chung cư hay nhà tập thể. Trừ trường hợp tòa chung cư đó có được phép cho thuê làm văn phòng, khu tập thể nhưng được phân lô tách biệt.

Đối với tòa nhà chung cư mà có cho thuê văn phòng và tòa nhà đó cũng là hỗn hợp như nhà ở, trung tâm thương mại, .. thì cần chuẩn bị các giấy tờ mà chứng minh khu vực văn phòng của mình nằm ở tầng cho thuê văn phòng (quyết định của chủ đầu tư về cơ cấu, quy hoạch của tòa nhà).

Vốn điều lệ quyết định số tiền thuế môn bài

Vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ công ty

Đây là vấn đề mà nhiều người cũng rất băn khoăn. Muốn đăng ký vốn điều lệ cao nhưng hiện tại số vốn không đủ. Theo luật doanh nghiệp, không bắt buộc chứng minh đủ vốn điều lệ hay các quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi đăng ký thành lập công ty. Bạn có thể đăng ký tùy theo quy mô hoạt động của công ty và lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Đối với kinh doanh bất động sản: thì vốn điều lệ từ 20 tỷ.
  • Lệ phí môn bài đóng 2.000.000 đồng /năm nếu vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ.
  • Vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ phải đóng 3.000.000 đồng/năm nếu vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ.
  • Theo quy định của pháp luật, công ty phải góp đủ số vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
  • Doanh nghiệp được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên và bắt đầu đóng thuế môn bài từ năm thứ 2. Ví dụ: doanh nghiệp thành lập bất kỳ ngày nào tròng 2021 thì từ năm 2022 sẽ đóng thuế môn bài.

Ngành nghề kinh doanh

Một số điểm lưu ý quan trong cho ngành nghề có điều kiện:

  • Những ngành nghề có hoạt động đấu giá thì đăng ký bên Bộ Tư pháp, và không thuộc thẩm quyền sở hữu của Sở Kế hoạch Đầu tư.
  • Không được đăng ký hoạt động các trung tâm môi giới việc làm hay lao động thuộc thẩm quyền cơ quan nhà nước khác, sở KH&ĐT không có thẩm quyền.
  • Lĩnh vực vàng miếng không được đăng ký kinh doanh.
  • Với kinh doanh hóa chất phải tuân thủ quy định tại Điều 14 Luật hóa chất 2007 và Điều 9 Nghị định 113/2007/NĐ-CP.
  • Với ngành nghề kinh doanh vận tải: việc đăng ký phải đáp ứng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ-CP.
  • Và một số ngành nghề có điều kiện khác.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật có thể có các chức danh như giám đốc, chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV… có thể là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài.

Trường hợp các công ty có 100%vốn Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể để ngwoif nước ngoài làm đại diện theo pháp luật, chỉ cần có bản sao công chứng hộ chiếu trong vòng 6 tháng và sổ đăng ký tạm trú.

Thông tin cá nhân

Cần cung cấp đầy đủ chính xác thông tin cá nhân trong hồ sơ thành lập công ty theo bản CMND, Căn cước hoặc sổ hộ chiếu. 

Lưu ý: Trong trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú không giống với thông tin trên căn cước do chuyển nơi ở mà chưa đổi CMND thì bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ trên CMND,.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty tại Hà Nội

Hồ sơ cần đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty hoặc danh sách các cổ đông sáng lập công ty.
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ cá nhân của người sáng lập, thành lập.
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân người nộp hồ sơ( nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật).
  • Văn bản ủy quyền đại diện theo pháp luật của công ty ( người nộp hồ sơ không phải là người đại diện).

Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục sẽ do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT TP.Hà Nội. Tất cả hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp nộp qua hệ thống online. Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT sẽ phản hồi tròng 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp hồ sơ. Sau đó, bạn chỉ cần đem bộ hồ sơ kèm giấy thông báo hợp lệ với giấy biên nhận tại phòng Đăng ký kinh doanh để lấy kết quả. Với những bộ hồ sơ chưa hợp lệ sẽ thông báo sửa đổi, bổ sung.

Những lưu ý cần biết khi thành lập công ty tại Hà Nội năm 2021

Thông tư 02/2019/BKHĐT có hiệu lực ngày 11/3/2019 thay cho Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp với một số điểm mới sau đây:

  • Bắt buộc người đăng ký thông tin là kế toán trường hoặc phụ trách kế toán.
  • Đăng ký phương pháp để tính thuế GTGT.
  • Một vài biểu mẫu hồ sơ có sự thay đổi.
  • Trong danh sách thành viên và cổ đông sáng lập có ô “thời điểm góp vốn”, cần ghi thời gian và thời hạn góp vốn điều lệ, tối đa 90 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ.

Ngoài ra còn lưu ý một số lỗi có thể gặp phải khi làm hồ sơ:

  • Thông tin trên dữ liệu nộp online không khớp với thông tin giấy.
  • Không đủ các mục trong hồ sơ cần nộp theo quy định.
  • Chi tiết ngành nghề không đúng như quy định.
  • Thiếu trích dẫn điều luật hoặc trích dẫn sai các ngành nghề có điều kiện.
  • Chữ ký tại các mục hồ sơ không giống nhau.
  • Tên công ty bị trùng, giống nhau hoặc gây nhầm lẫn.

Trên đây là những thông tin về các giấy tờ và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong vấn đề thành lập công ty có thể liên hệ dịch vụ VCEF qua địa chỉ sau:

Số 60 Lê Trung Nghĩa P12 Quận Tân Bình TPHCM hoặc SĐT: 0901653031

Website: https://vcef.edu.vn/

Email: [email protected] 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *