Thủ tục hành chính là gì? Những đặc điểm của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là gì? Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính? Những nội dung quan trọng của thủ tục hành chính như thế nào? Những đặc điểm chung của thủ tục hành chính? Ý nghĩa của thủ tục hành chính là gì? Hậu quả của thủ tục hành chính rườm  rà ra sao? Và cải cách thủ tục hành chính là gì? 

Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp tận tình trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết này để có thêm kiến thức cho bản thân mình nhé!

Nào bây giờ chúng ta sẽ khởi động với khái niệm Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là gì? Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là gì?
Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là chuỗi những hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định và trình tự ấy đã được quy định một cách chặt chẽ về thời gian và  không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước hay ta có thể hiểu đơn giản hơn đó là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân, công dân.

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là cách thức tiến hành một công việc và nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước.

Hành chính là từ dùng để chỉ các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp.

Tóm lại, theo như luật quy định thì “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ  dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Những nội dung quan trọng của thủ tục hành chính 

Những nội dung quan trọng của thủ tục hành chính 
Những nội dung quan trọng của thủ tục hành chính

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đủ 8 bộ phận tạo thành cơ bản sau:

– Tên thủ tục hành chính;

– Trình tự thực hiện;

– Cách thức thực hiện;

– Thành phần, số lượng hồ sơ;

– Thời hạn giải quyết;

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

– Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.

Đặc điểm chung của thủ tục hành chính

Đặc điểm chung của thủ tục hành chính
Đặc điểm chung của thủ tục hành chính

Mặc dù có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất của quản lí hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc điểm chung sau đây:

Thứ nhất, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định.

Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lí và đối tượng quản lí hành chính nhà nước; quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và một số quy phạm nội dung của các ngành luật khác như hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự…). Sở dĩ thủ tục hành chính phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định, vì:

1. Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;

2. Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lí tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành;

3. Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lí nên cần tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền;

4. Nhiều thủ lục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nếu không được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ hai, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.

Trong bất kỳ hoạt động nào của pháp luật Việt Nam đều sẽ mang tính chất mền dẻo và linh hoạt này bởi vì Nhà nước được tạo ra là do dân, vì dân và Hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng vậy.

Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng Ịực của chủ thể quản lí, đặc điểm của đối tượng quản lí, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lí… Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội khiến cho hoạt động quản lí hành chính trở nên hết sức sống động. Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lí đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể nhưng vẫn đảm bảo lính chặt chẽ, có cơ sở cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác, so với thủ tục lập pháp và thủ tục tư pháp, nhu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có mặt khá thường xuyên đảm bảo thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lí. Khi xây dựng thủ tục hành chính nếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lí, nếu phủ nhận đặc điểm này có thể làm đơ cứng hoạt động quản lí, kìm hãm quá trình phát triển xã hội.

Thứ ba, thẩm quyền ban hành và hình thức pháp lý Thủ tục hành chính phải được quy định trong các VBQPPL do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được thể hiện dưới hình thức quy phạm thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính thuộc phạm điều chỉnh của Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP,” để người dân tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định và cũng chính là để bảo đảm thực hiện các quy phạm nội dung. Vì vậy, Thủ tục hành chính được xác định là quy phạm thủ tục hay còn gọi là quy phạm hình thức.

Thứ tư, chủ thể trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính, gồm bên chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính và bên đối tượng tham gia thủ tục hành chính, cụ thể:

– Chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính

Chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính là cơ quan, người có thẩm quyền được xác định trong các VBQPPL có quy định về Thủ tục hành chính. Đây là các chủ thể bắt buộc trong quan hệ Thủ tục hành chính. Có thể chia các chủ thể giải quyết thủ tục hành chính như sau:

+ Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước: Chủ thể chủ yếu có thẩm quyền trực tiếp giải quyết Thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. Các chủ thể này chiếm số lượng lớn và mang tính phổ biến trong các quan hệ Thủ tục hành chính.
+ Các tổ chức, người có thẩm quyền được pháp luật cho phép hoặc được Nhà nước trao quyền nhằm cung cấp một hoặc một số dịch vụ hành chính công. ( Ví dụ: thủ tục công chứng (do các Văn phòng công chứng, công chứng viên thực hiện); thủ tục tuyển sinh đại học, cao đẳng (do các trường thực hiện)…)

– Đối tượng tham gia Thủ tục hành chính, bao gồm các cá nhân, tổ chức:

+ Cá nhân: có thể là công dân Việt Nam; công dân nước ngoài…

+ Tổ chức: Cơ quan nhà nước; các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; các tổ chức nước ngoài được thành lập hợp pháp tại nước ngoài…

+ Cơ quan nhà nước là chủ thể tham gia Thủ tục hành chính trong trường hợp phải quyết các công việc liên quan đến quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý như các tổ chức pháp nhân khác, ví dụ: thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục đăng ký, đăng kiểm xe ô tô…

Ý nghĩa của thủ tục hành chính là gì?

Ý nghĩa của thủ tục hành chính là gì?
Ý nghĩa của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Điều này không những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính. Thủ tục hành chính được quy định nhằm:

  • Tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình. Bởi vì những thủ tục này quy định cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc của người dân theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
  • Thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đảm bảo đưa pháp luật vào đời sống.
  • Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục hành chính;
  • Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính và là điểm mấu chốt để xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp.
  • Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân;
  • Đặc biệt, Thủ tục hành chính là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính.

Hậu quả của thủ tục hành chính rườm rà

Hậu quả của thủ tục hành chính rườm rà
Hậu quả của thủ tục hành chính rườm rà

Hậu quả của thủ tục hành chính rườm rà sẽ gây ra nhiều phiền phức không đáng có cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra những câu chuyện cậy quyền, gây khó dễ, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính đối với công dân, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng phát sinh, hoành hành. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của cá nhân. Chính vì điểm bất cập trên nên thủ tục hành chính luôn có sự điều chỉnh thích hợp với sự tiến bộ của xã hội và công bằng văn minh thông qua các thủ tục như cải cách, sửa đổi, bổ sung, …

Cải cách thủ tục hành chính là gì?

Cải cách thủ tục hành chính là gì?
Cải cách thủ tục hành chính là gì?

Cải cách hành chính là cải cách chính những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền với sự thay đổi theo kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia.

Cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính, nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; nhằm tránh hoặc loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để người không chính trực có cơ hội để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Nội dung của cải cách thủ tục hành chính bao gồm những vấn đề sau đây:

  • Cơ chế một cửa và một cửa liên thông
  • Kiểm soát thủ tục hành chính
  • Đánh giá tác động thủ tục hành chính
  • Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
  • Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích về “Thủ tục hành chính là gì” Hi vọng bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết của chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp thông qua số điện thoại hoặc Website này hoặc có thể để lại vấn đề bạn cần tư vấn ngay bên dưới để được nhân viên của chúng tôi tiến hành hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *