THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN VỐN TỐI THIỂU LÀ BAO NHIÊU?

Khi bạn tiến hành các thủ tục thành lập công ty hoặc bổ sung một số ngành có điều kiện liên quan đến vốn thì doanh nghiệp cần phải có số vốn tối thiểu bao nhiêu theo quy định để có thể đăng ký kinh doanh. Thực chất thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? Nếu bạn chưa biết các thông tin về vấn đề này thì có thể tham khảo ngay cùng Vcef.edu.vn thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Thành lập công ty cần ít nhất bao nhiêu vốn?
Thành lập công ty cần ít nhất bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty cần nguồn vốn ít nhất là bao nhiêu?

Thành lập công ty cần vốn tối thiểu bao nhiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh là gì?

  • Với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề thông thường không có yêu cầu vốn pháp định bao nhiêu thì pháp luật không định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Để biết ngành nghề mình sắp kinh doanh thuộc nhóm nào bạn có thể tham khảo thêm danh sách đăng ký ngành nghề kinh doanh.
  • Thực tế việc đăng ký mức vốn điều lệ bao nhiêu luật không quy định, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 1 triệu đồng. Tuy nhiên khi đăng ký với những mức vốn điều lệ đó thì các đối tác, cơ quan thuế, ngân hàng sẽ không tin tưởng doanh nghiệp vào tạo ra những trở ngại lớn. Vì thế cần đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
  • Với các doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định để đăng ký ngành nghề kinh doanh thì vốn tối thiểu thành lập công ty bằng với với mức vốn quy định ngành nghề kinh doanh đó. 

Vốn thành lập công ty gồm những loại vốn nào

Vốn thành lập công ty gồm những loại nào?
Vốn thành lập công ty gồm những loại nào?

Vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là tổng số vốn được đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định từ các thành viên hoặc các cổ đông và được ghi vào điều lệ công ty. Công ty sẽ đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo mục đích hoạt động. Đây là khoản vốn không bị ràng buộc bởi pháp luật và được tự do đăng ký theo khả năng của các thành viên hoặc cổ đông. Thành viên hoặc cổ động sẽ chịu trách nhiệm trong khoản vốn của mình. Luật không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa là bao nhiêu với những doanh nghiệp đăng ký ngành nghề bình thường.

Ví dụ như sau: Sau quá trình tìm hiểu các bước thành lập công ty cổ phần, bạn cần phải xem xét chi phí hoạt động bao gồm dự kiến và phát sinh. Nguồn vốn dự kiến là 3 tỷ đồng, nguồn vốn phát sinh khoảng 1.2 tỷ đồng và bạn có thể đăng ký vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng.

Yêu cầu vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp

  • Vốn pháp định là vốn tối thiểu mà công ty phải đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật và đặc biệt là những ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn thành lập công ty. Nói một cách dễ hiểu là khi bạn kinh doanh ngành nghề đòi hỏi yêu cầu vốn pháp định.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để công ty thành lập theo quy định nhà nước. Mức vốn khác nhau tùy vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện và quy định tại khoản 3 Nghị định 153.2007/NĐ-CP/ 
    • Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ có đủ 2 tỷ mới có thể đăng ký được. Trong trường hợp bạn chỉ có 1.5 tỷ thì không thể đăng ký hoạt động lĩnh vực này.
  • Trong ngành nghề kinh doanh sẽ hiện hữu 2 dạng: ngành nghề có điều kiện và không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ phân làm 2 loại:
    • Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
    • Ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề.

Muốn đăng ký được ngành nghề cần yêu cầu về vốn pháp định thì công ty phải đăng ký mức vốn pháp định (sẽ có bảng quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện này).

Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có yêu cầu về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) như sau: kinh doanh bất động sản (tối thiểu 20 tỷ), dịch vụ bảo hành, đòi nợ (tối thiểu 2 tỷ)..

Vốn ký quỹ 

Vốn ký quỹ là một khoản tiền thực tế mà công ty kỹ quỹ trong các ngân hàng để bảo đảm hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn khi thành lập công ty TNHH kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì outbound là 500 triệu, inbound là 250 triệu. Với dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.

Vốn góp nước ngoài

Vốn này có tỷ lệ nhất định trong các công ty Việt Nam và có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này dành cho các công ty nước ngoài.

Lưu ý: Các công ty cần phải lưu ý về số vốn vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc nộp thuế môn bài sau qua thành lập công ty.

Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp là như thế nào?

Quy định về việc đóng góp vốn trong các công ty
Quy định về việc đóng góp vốn trong các công ty

Đầu tiên để tránh các tranh chấp về sau thì nên có hợp đồng góp vốn cho các cá nhân/tổ chức khi thành lập công ty. Các cổ đông và thành viên sẽ là những người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Nếu có thể hợp tác với những thành viên hoặc cổ đông có cùng lý tưởng quan điểm thì sẽ là một trong những điều quyết định sự thành công cho công ty.

Cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hợp tác với các cá nhân tổ chức để cùng thành lập công ty. Việc góp vốn của cá nhân hay tổ chức sẽ được quy định như sau:

Tài sản

Có thể ngoại tệ, nội tệ, vàng, giá trị quyền sử đất, quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam (VND).

Quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định pháp luật.

Thời hạn

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Theo quy định khoản 2 điều 74 trong Luật doanh nghiệp 2014: quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chủ sở hữu góp đúng và đủ các tài sản đã cam kết.
  • Công ty cổ phần: Theo khoản 1 điều 112 luật doanh nghiệp 2014: Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: thành viên phải góp vốn cho công ty phải đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày theo quy định khoản 2 điều 48 luật doanh nghiệp 2014.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, theo khoản 1 điều 148 luật doanh nghiệp 2014.

Ngoài ra có một số vấn đề thắc mắc là kê khai có cần đủ vốn hay không? Luật pháp Việt Nam quy định phải góp vốn đủ trong thời hạn 90 ngày tuy nhiên thực tế rất ít doanh nghiệp chứng minh và góp vốn đủ như lúc kê khai để thành lập doanh nghiệp.

Việc thành lập có thể không cần chứng minh tuy nhiên mức vốn điều lệ khai bao nhiêu thì cá nhân thành lập doanh nghiệp phải có trách nhiệm hữu hạn với số vốn khai đó.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết nếu muốn góp vốn thành lập kinh doanh hoặc bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hãy cùng VCEF tìm hiểu và tham khảo thật kỹ để quyết định hình thức doanh nghiệp phù hợp trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc trong vấn đề thành lập công ty có thể liên hệ dịch vụ VCEF, với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm an tâm tuyệt đối với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *