ROA là gì? Những điều cần biết về ROA

Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA như thế nào? Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính? Ý nghĩa của chỉ số ROA? Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE? Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA và ROE là những chỉ số rất quan trọng trong kinh doanh. Và trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về thuật ngữ “ROE”, vậy nên hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thuật ngữ còn lại đó là “ROA”

Cùng khởi động với khái niệm “ROA là gì? nhé

Chỉ số ROA là gì?

Chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA là gì?

ROA được hiểu là một chỉ số dùng để đo lường mức sinh lời của một công ty so với chính mức tài sản của nó và thường được gọi là hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh hay tỷ số lợi nhuận trên tài sản.  ROA là chỉ số cho biết được rằng công ty đó đã sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với các bên cho vay và nhà nước.

Roa là viết tắt của cụm từ Return on Assets. Và nếu ROA dương đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có những cơ sở để tăng trưởng từ nội lực

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

Cách xác định chỉ số ROA

Cách xác định chỉ số ROA
Cách xác định chỉ số ROA

Công thức tính chỉ số roa:

ROA = (lợi nhuận sau thuế)/tổng tài sản của doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là khoản mà doanh nghiệp sẽ nhận được, sau khi trừ đi tất cả các chi phí kinh doanh và chi phí thuế phát sinh.
  • Tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính, hoặc dựa vào phương trình cân bằng: tổng tài sản=vốn chủ sở hữu+ nợ

Ví dụ: Công ty TNHH Hoàng Phát có tổng tài sản bình quân là 200 tỷ, mỗi năm lợi nhuận là 40 tỷ.

Vậy công ty A có chỉ số ROA:

ROA = 40 tỷ chia cho 200 tỷ 

Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính

Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính
Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính

Bạn có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROA từ Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm.

Bước 1: Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế

Bước 2: Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân

Bước 3: Tính chỉ số ROA. Việc còn lại bạn chỉ cần thay số liệu vào công thức

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Như đã định nghĩa ở trên Roa chính là một thước đo hiệu quả trong việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Cụ thể:

  • Thông qua chỉ số roa, nhà đầu tư có thể biết được doanh nghiệp kiếm bao nhiêu đồng lợi nhuận, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng vốn bình quân bỏ ra.
  • Chỉ số roa càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả, đồng thời nó còn thể hiện được công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư.
  • Ở những công ty cổ phần, chỉ số roa lại có rất nhiều điều khác biệt khi nào phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Các chuyên gia Tài chính khuyên rằng, nên sử dụng roa để so sánh giữa các công ty với nhau. Nhà đầu tư có thể thực hiện theo dõi, so sánh qua từng năm, giữa công ty này về công ty khác có mối tương đồng về quy mô, ngành nghề kinh doanh.
  • Khi xem xét trên thị trường chứng khoán, roa lại càng có ý nghĩa hơn. Công ty nào có chỉ số roa tao thì chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đó có giá đắt và được ưa chuộng hơn trên thị trường. Rất đáng để đầu tư.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số roa có giá trị lớn hơn 7,5%. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng rẽ chỉ số này trong một năm thì không đem lại nhiều nghĩa. Để có kết luận chính xác nhất, nhà đầu tư cần theo dõi chỉ số roa ít nhất là 3 năm liên tiếp. Nếu doanh nghiệp duy trì được giá trị của chỉ số lớn hơn 10% trong 3 năm liên tiếp mới được đánh giá là doanh nghiệp tốt, có nguồn tài chính ổn định. Những doanh nghiệp này sẽ được giới chuyên môn đánh giá rất cao.

Bên cạnh việc xem xét giá trị cụ thể của roa, nhà đầu tư cũng cần phải quan tâm nhiều đến xu hướng biến động của chỉ số này. Nếu chỉ số roa tịnh tiến đều đặn, sẽ chứng tỏ tình hình kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. Nếu chỉ roa có sự biến đổi bất thường, tức là doanh nghiệp kinh doanh bất bên, sử dụng đồng vốn chưa thực sự hiệu quả.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Cùng tìm hiểu đôi nét về ROE là gì nhé! 

ROE là gì? 

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty) hay đây là con số dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Công thức tính chỉ số ROE:

TRUOCntp

Mối quan hệ giữa ROA và ROE 

Dễ thấy chỉ số ROE không đề cập tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Có nhiều thường hợp ROE tăng cao chủ yếu lại đến từ việc doanh nghiệp tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, thay vì nâng cao hiệu quả sản suất.

Trong khi đó, chỉ tiêu tài sản trong ROA bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề này.

Chỉ sử dụng chỉ số ROE, sẽ thật vội vàng nếu bạn kết luận ngay về tình trạng hoạt động hoặc hiệu quả đồng vốn như nhau giữa 2 doanh nghiệp có chung tỷ số ROE này. 

Khi kết hợp cặp chỉ số này, bạn không những đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất, mà còn có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Kết luận

Roa đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp cùng với đó chính là chỉ số ROE. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về ROA là gì? 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này, vui lòng để lại bình luận để nhân viên tư vấn của DU AN 600 hổ trợ cho bạn một cách chu đáo và chi tiết nhất. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *