Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân

Pháp nhân là gì? Điều kiện để được công nhận là pháp nhân? Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân? Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến việc thành lập doanh nghiệp?

Trên đây là tất tần tật những câu hỏi liên quan đến “tư cách pháp nhân” mà tất cả mọi người trước khi thành lập doanh nghiệp đều nên nắm rõ, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết của DU AN 600

PHÁP NHÂN LÀ GÌ? TƯ CÁCH PHÁP NHÂN LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỔ CHỨC CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN LÀ GÌ? TƯ CÁCH PHÁP NHÂN ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là gì?

Pháp nhân hiện nay có nhiều định nghĩa, tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân được hiểu là một tổ chức tức là một chủ thể có tư cách pháp lý độc lập nhằm tham gia vào các hoạt động về pháp lý khác như hoạt động chính trị, hoạt động về kinh tế, hoạt động về xã hội… Trong luật học thì đây là một khái niệm dùng để phân biệt với  cá nhân (thể nhân).

Điều kiện nào để được công nhận là pháp nhân?

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân cụ thể theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì khi tổ chức đó có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Được thành lập hợp pháp có nghĩa là tổ chức này phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và  đặc biệt phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, thành lập và đăng ký hoặc công nhận;
  • Tổ chức này phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ tức là phải có bộ phận chuyên môn, các cơ quan lãnh đạo nhằm đảm bảo cho tổ chức hoạt động và điều hành đảm bảo được tính nhất quán trong các hoạt động của pháp nhân;
  • Tổ chức này phải có tài sản độc lập với cá nhân hay tổ chức khác và đặc biệt phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, có nghĩa là pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình và chịu trách nhiệm trong giới hạn tài sản của mình
  • Nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Tư cách pháp nhân là gì?

Qua trên có thể hiểu được tư cách pháp nhân là tư cách nhằm để xác định về mức chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp, tổ chức tức là trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn.

Có nghĩa là chịu trách nhiệm hữu hạn đối với tổ chức đó có tư cách pháp nhân thì sẽ tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó.

Còn trách nhiệm vô hạn  đối với doanh nghiệp mà không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và doanh nghiệp đó.

Ví dụ những tổ chức có tư cách pháp nhân như: Ủy ban nhân dân các cấp, Đảng Cộng sản Việt Nam, các trường đại học, Tòa án,…

Theo quy định  của pháp luật thì nếu một tổ chức mà có “tư cách pháp nhân” thì có nghĩa là tổ chức đó có đầy đủ tất cả quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân.

Một tổ chức không có tư cách pháp nhân thì đồng nghĩa với việc không được pháp luật công nhận đối với quyền ký kết về các văn kiện pháp lý kinh tế, xã hội hay chính trị, nhưng tổ chức này vẫn cố tình ký kết thì xem như văn bản đó vô hiệu

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, còn đối với  doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không có tư cách pháp nhân.

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp bị phá sản, nếu doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân thì  ngoài các khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mà chủ doanh nghiệp có, còn nếu doanh nghiệp đó không phải là doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn với phần vốn mà mình đầu tư vào doanh nghiệp

Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân

Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân
Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân

Một tổ chức phải có đủ 4 điều kiện dưới đây mới được xem là tổ chức có tư cách pháp nhân:

a) Được thành lập theo quy định:

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân phải là một tổ chức chứ không phải là một cá nhân. Tổ chức này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập.

Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập thì tổ chức đó sẽ được công nhận là tổ chức có tư cách pháp nhân

Như vậy, một doanh nghiệp có thể được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là được pháp luật công nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng là pháp nhân (ví dụ doanh nghiệp tư nhân) vì nó chưa hội đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

b) Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Ngoài việc đáp ứng việc thành lập doanh nghiệp thì pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức cụ thể, điều lệ hoạt động rõ ràng, và phải có người đại diện hằm nhân danh pháp nhân để tiến hành thực hiện các giao dịch dân sự:

  • Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
  • Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

C) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó

Pháp nhân phải sở hữu một khối lượng tài sản nhất định nhằm mục đích sử dụng trong các giao dịch và  pháp nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các tài sản đó theo quy định của pháp luật và tài sản này được công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, đồng nghĩa với việc pháp nhân có toàn quyền sử dụng tài sản đó mà không chịu sự kiểm soát hoặc chi phối của bất kỳ ai.

Đặc biệt, để phân biệt giữa pháp nhân với cá nhân thì dựa vào điểm khác biệt rất lớn đó là tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên trong tổ chức nên các thành viên trong tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đối với phần vốn đã góp vào tổ chức.

Hiện nay, có nhiều loại hình doanh nghiệp cự thể như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh… nhưng nếu xét trên phương diện về trách nhiệm chịu tài sản của người chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:

  • Chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp;
  • Hoặc loại thứ hai là chủ doanh nghiệp chỉ chịu phần trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này là loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có tư cách pháp nhân.

Do đó, đối với loại hình doanh nghiệp không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp như loại hình doanh nghiệp tư nhân  tức là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân vì loại hình doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính người đó)

d) Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Thông qua người đại diện theo pháp luật thì pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Người này là một cá nhân nhưng có quyền thay mặt doanh nghiệp thực hiện tất cả giao dịch dân sự mà có phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Có thể tham gia với tư cách là bị đơn, hoặc  nguyên đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước trọng tài thương mại, trước tòa án và tham gia gia với các quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật.

Tuy nhiên, pháp nhân này có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tổ chức tiếp tục hoạt động (tức là pháp nhân sẽ không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào hết). Nếu người đại diện theo pháp luật trước đó bị bị bỏ tù, bị chết, bị bắt giam hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa.

Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến thành lập doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân
Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách về mặt pháp lý của một tổ chức, của một doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp  nào để  tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Vì nó còn ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

a) Ảnh hưởng việc chọn loại hình doanh nghiệp

Như đã biết ở trên các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân cụ thể là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần

Còn riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp này là doanh nghiệp duy nhất có loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

b) Liên quan đến chế độ chịu trách nhiệm

  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp (trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ).

Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.

  • Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp này chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản (không chỉ của doanh nghiệp mà còn bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của doanh nghiệp tư nhân

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao (do chế độ trách nhiệm vô hạn), nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ câu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.

Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể hiểu hơn về tư cách pháp nhân để chọn đúng loại hình doanh nghiệp mà thật sự phù hợp với bạn. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc xin liên hệ với công ty chúng tôi để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất có thể

Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *