OEM là gì? Đặc điểm của OEM

OEM là gì? VAR là gì? ODM là gì? OBM là gì? Các đặc điểm của OEM như về hàng OEM là gì? Giá thành của hàng OEM ra sao? Yêu cầu về hàng OEM như thế nào? Thành phần tham gia OEM bao gồm những công ty nào? Và điểm quan trọng đó là Lợi thế của OEM trong chiến lược pháp triển như thế nào? Có nên mua sản phẩm OEM không? Cuối cùng đó là Phân biệt giữa công ty ODM và OEM qua những đặc điểm nào? 

Nếu thường xuyên đi mua hàng chắc chắn bạn đã biết đến hàng OEM. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được thông tin về mặt hàng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những thông tin cơ bản về OEM và những điều xung quanh khái niệm này.

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết nhé!

OEM là gì? Các thuật ngữ liên quan đến OEM

 

OEM là gì? Các thuật ngữ liên quan đến OEM
OEM là gì? Các thuật ngữ liên quan đến OEM

 

OEM là gì?

OEM được hiểu theo tiếng Việt đó là Nhà sản xuất thiết bị gốc – Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm được công ty sản xuất làm theo thiết kế hoặc thông số kỹ thuật đã được đặt trước bởi một công ty khác.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

Hiểu đơn giản OEM là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến công ty sản xuất ra sản phẩm, sau đó bán cho các công ty khác và công ty mua lại sản phẩm từ công ty gốc này có quyền được đổi tên thương hiệu và bán lại cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng để mô tả một loạt công ty và mối quan hệ giữa các công ty trong một chuỗi cung ứng công nghệ thông tin ngày càng phức tạp.

OEM là tên gọi viết tắt của Original Equipment Manufacturer. 

VAR là gì?

VAR – các đại lý bán lẻ giá trị gia tăng có mối liên hệ trực tiếp với OEM và cũng nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm. VAR mua các sản phẩm từ một OEM, thêm phần mềm, dịch vụ hoặc các thành phần phần cứng đặc biệt sau đó bán các gói phần mềm cho khách hàng cuối cùng.

VAR là từ được viết tắt của tiếng anh Value – Added Reseller.

ODM là gì?

ODM là đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu hay còn được hiểu là các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.

ODM là từ được viết tắt của tiếng anh Original Design Manufacturing.

OBM là gì? 

OBM hay còn gọi là sản xuất thương hiệu gốc – Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ tham gia vào 1 quy trình đó là phát triển thương hiệu. Tức là các công ty OBM sẽ mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

OBM là từ được viết tắt của tiếng anh Original Brand Manufacturing

Đặc điểm của OEM 

Đặc điểm của OEM
Đặc điểm của OEM

Hàng OEM là gì?

Hàng OEM được hiểu là những sản phẩm hàng hóa như linh kiện, … được nhà sản xuất chế tạo ra trong một sản phẩm chung, sau đó họ sẽ phân phối đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và hàng phân phối này sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất phân phối chứ không phải là hàng của nhà sản xuất đầu tiên nữa.

Giá thành của hàng OEM 

Đặc điểm về giá của hàng OEM là thấp hơn so với những mặt hàng thông thường nên thường được tin dùng hơn của người sử dụng.

Yêu cầu về hàng OEM

Nhưng tiêu chí để nhà sản xuất thứ 2 muốn cung cấp theo dạng OEM này thì phải đảm 2 điều:

– Là phải đảm bảo số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất đưa ra. Điều này nhằm đảm bảo doanh thu và đúng theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất thứ nhất.

– Nhà sản xuất thứ nhất không chấp nhận việc nhà sản xuất thứ 2 mang hàng OEM ra bán lẻ, mà phải đi làm chế tạo ra thành phẩm rồi mới được dùng vào mục đích bán lẻ.

Lưu ý: Để phân biệt giữa hàng OEM thật và hàng OEM fake cũng không phải điều dễ dàng, điều này đòi hỏi người tiêu dùng phải thật nhạy bén trong việc nhìn hàng trước khi mua để tránh việc mua hàng không xứng với số tiền mình bỏ ra.

Thành phần của tham gia OEM 

Cũng giống như nhiều quá trình vận hành bình thường khác của quy luật cung cầu thì đối với OEM cũng vậy. Những thành phần tham gia vào quá trình này đó là:

  • Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm
  • Công ty đặt hàng sản xuất các hàng hóa sản phẩm

Lợi thế của OEM trong chiến lược pháp triển

Lợi thế của OEM trong chiến lược pháp triển
Lợi thế của OEM trong chiến lược pháp triển

Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đó là Liệu việc kinh doanh theo mô hình OEM có thực sự hiệu quả hơn so với kinh doanh truyền thống hay không? Câu trả lời dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi thế của OEM.

Sự khác biệt giữa hình thức kinh doanh theo mô hình OEM với kinh doanh truyền thống chính là ở khâu sản xuất. Với phương thức OEM, chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn vì có thể bỏ quan toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Chính điều này giúp cho hầu hết những mặt hàng của OEM đều có giá thấp hơn những mặt hàng thông thường.

  • Các công ty có thể triển khai và đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau.
  • Dễ dàng đưa vào thử nghiệm nhiều mặt hàng, ý tưởng kinh doanh để mặt hàng đó có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.
  • Các công ty OEM có thể tiếp cận được các thành quả nghiên cứu, công nghệ mới mà công ty đặt hàng nắm giữ. Chính vì vậy, các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng tin cậy để tránh trường hợp ăn cắp công nghệ.

Có nên mua sản phẩm OEM không?

Có nên mua sản phẩm OEM không?
Có nên mua sản phẩm OEM không?

Một thực tế cho thấy rằng bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá khi tìm mua được các sản phẩm OEM. Và Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề có nên mua sản phẩm OEM không vì việc bày bán và mua sản phẩm này hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đó là:

  • Tồn tại một số quy định về mua hàng OEM kèm theo sản phẩm mà bạn buộc phải chấp nhận để mua được nó.
  • Khi bạn gặp phải các trục trặc với sản phẩm này thì bạn sẽ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào khác.

Phân biệt giữa công ty ODM và OEM

Phân biệt giữa công ty ODM và OEM
Phân biệt giữa công ty ODM và OEM

Sự khác nhau giữa công ty ODM và OEM

Như đã được định nghĩa một cách rõ ràng thì chúng ta thấy rằng:

Thứ nhất: OEM là công ty chịu trách nhiệm sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty ODM.

Thứ hai: OEM có thể nói là một công ty chuyên sản xuất cho các công ty ODM theo đơn đặt hàng theo từng kiểu hàng, nhãn hiệu cho công ty ODM.

Thứ ba: ODM là công ty có nhãn hiệu, thương hiệu lớn nhưng họ lại không sản xuất còn công ty OEM thì chuyên về sản xuất và sau đó sản phẩm vừa sản xuất sẽ theo nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, thiết kế của công ty ODM.

Sự liên quan giữa công ty OEM và công ty ODM.

  • Công ty OEM và công ty ODM là những mắt xích được liên kết với nhau không thể thiếu nếu hai công ty này đều liên quan đến một sản phẩm cụ thể nào đó.
  • Công ty OEM có thể nói là công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty ODM và OEM sản xuất đạt tất cả những tiêu chuẩn theo đơn đặt của ODM.

Kết luận bài viết

Ở trong bài viết này chúng tôi đã tập trung giải thích rõ để giúp bạn làm rõ được OEM là gì và những vấn đề liên quan đến OEM. Hy vọng bài viết này có thể chia sẻ một phần nào đó kiến thức đến bạn. Đặc biệt các bạn cần sáng suốt để phân biết được đâu là hàng OEM chất lượng và đâu là hàng OEM nhái nhé để tránh gây thiệt hại cho bản thân.

Và nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến OEM là gì thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất đến từ những nhân viên tư vấn của chúng tôi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *