Nhiều người không biết inox là gì? hay thép không gỉ có phải là inox hay không? DUAN600.VN sẽ giải thích toàn bộ khái niệm về inox, cách phân biệt các loại inox trên thị trường và những ứng dụng của inox trong cuộc sống.
INOX LÀ GÌ?
Inox là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng pháp Inoxydable, hay vẫn thường được gọi là thép không gỉ hay còn gọi là thép inox có mặt nhiều trong lĩnh vực luyện kim. Inox chính là một hợp kim thép, nó có hàm lượng crom từ 10.5% đến 1.2% cacbon © theo khối lượng. Hàm lượng crom (Cr) trong hợp kim thép càng tăng cao thì khả năng chống ăn mòn càng tăng lên. Việc bổ sung thành phần molypden sẽ làm gia tăng khả năng chống ăn mòn của chúng vì làm giảm lượng axit và chống lại được sự “tấn công rỗ” ở trong dung dịch clorua.
Inox ( thép không gỉ ) có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn rất cao. Nhưng cần phải có sự lựa chọn đúng chủng loại và đúng các thông số kỹ thuật cho từng trường hợp pha cụ thể để chúng phát huy hết tất cả ưu điểm của nó là điều rất quan trọng.

CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA INOX ( THÉP KHÔNG GỈ )
Xét về mặt chung INOX (thép không gỉ) có các đặc tính sau:
- Khi ở nhiệt độ cao thì có tốc độ hóa bền rèn cao.
- Ở nhiệt độ thấp hơn thì độ dẻo cao.
- Có độ cứng và có độ bền cao.
- Có độ bền với nóng cao.
- Có tính chống chịu ăn mòn cao.
- Có độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt.
- Các loại thép austenit có phản ứng từ kém.
Các đặc tính trên liên quan nhiều trong ứng dụng thép không gỉ. Nhưng nó cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các thiết bị và các phương pháp chế tạo.
CÁC LOẠI INOX HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG
Trên thị trường Việt Nam và Thế giới hiện nay đang có rất nhiều loại inox với các tên gọi khác nhau inox 201, 304, 430, 412, 316, 510,420, 625, 718… Mỗi tên loại đều gắn liền với các thành phân, đặc tính khác nhau và được phân loại phù hợp với một số ứng dụng khác nhau. Cũng có các cách khác nhau để có thể phân biệt các loại kim loại này như nhìn vào độ sáng, độ cứng, đục, giá cả. Còn nếu theo tên khoa học và công năng của chúng thì inox được chia thành 4 loại chính:
INOX AUSTENITIC ( SUS 301, 304, 306, 310, 312…)
Loại số 1 là loại inox chứa lượng crom (Cr) ít nhất từ 16% trở lên, và Niken (Ni) từ 7% trở lên và carbon © nhiều nhất là 0,08%. Đây chính là loại inox chứa C nhiều nhất trong các loại inoxh iện nay vì vậy chúng không hề bị ăn mòn, có tính mềm dẻo, không bị nhiễm từ, dễ uốn, dễ hàn và tạo độ cong. Hiện nay đây là loại inox thông dụng nhất, chúng thường ứng dụng để làm đồ vật gia dụng, bình chứa, kệ sắt, tàu thuyền, vật tư trong ngành vật liệu xây dựng…
INOX FERRITIC (SUS 409, 410, 430)
Loại inox thứ 2 này chưa từ 12% đến 17% kim loại crom (Cr). Đây chính là loại inox có các tính chất tương tự như thép mềm nhưng lại khả năng chịu ăn mòn cao hơn nhiều. Thường thì được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực kiến trúc, vật tư nhà tắm, máy giặt, đồ gia dụng rẻ tiền, làm hồ hơi …
INOX DUPLEX (LDX 201, SAF 253, 205, 204)
Loại inox thứ 3 này được kết hợp tính chất của 2 thành phần Austenitic và Ferritic, nên chúng có độ mềm cao và có độ mềm dẻo nhất định. Chúng hiện được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất giấy, các nhà máy hóa dầu …. Vì hiện nay giá thép không gỉ ngày tăng càng cao do lượng niken trên thị trường khan hiếm. Chính vì vậyInox Duplex hiện đang dần được thay thế cho các loại inox 304, 316, 310…
INOX MARTENSITIC
Loại inox thứ 4 này chứa từ 11 – 13% crom (Cr), chúng có đặc tính chịu lực rất tốt do có độ cứng cao. Hiện được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất lưỡi, dao cánh quay tuabin, kéo, kềm…
PHÂN BIỆT INOX 304 VÀ INOX 201
VỀ ĐỘ BỀN VÀ KHẢ NĂNG GIA CÔNG:
Cả hai kim loại này đều có cùng q số tính chất tương tự như nhau, chúng có cùng độ giãn dài. Mặc dù kim loại inox 201 có khối lượng riêng còn thấp hơn nhưng có độ bền cao hơn lên đến 10% so với inox 304. Tuy vậy, các loại inox 304 lại có được độ dát mỏng cao hơn, cũng như có quá trình dát mỏng các inox 304 sẽ tốn ít năng lượng hơn các loại inox 201.
VỀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĂN MÒN:
Khi so sánh về thành phần hóa học của 2 loại inox này chúng ta có thể thấy nó đều có lưu huỳnh, kim loại inox 201 có hàm lượng cr ít hơn khoảng 2% so với kim loại inox 304. Và 2 thành phần này cũng sẽ quyết định đến khả năng chống rỗ trên bề mặt của inox. Vì kim loại lưu huỳnh sẽ là thành phần giúp làm giảm khả năng chống ăn mòn , kim loại Crom (cr) sẽ giúp tăng các khả năng chống ăn mòn. Vậy nên chúng ta có thể thấy được kim loại inox 304 sẽ có khả năng chống ăn mòn tốt hơn kim loại inox 201.
VỀ CÁCH PHÂN BIỆT INOX 304 VÀ INOX 201:
Khi chúng ta quan sát bằng mắt thường thì inox 304 sẽ luôn có độ sáng bóng và có bề mặt mịn hơn inox 201. Một số khác biệt về đặc tính của hai loại inox này như là: kim loại Inox 304 sẽ không hút nam châmvì không có từ tính) , dùng thuốc thử chuyên dụng sẽ có màu xanh, không phản ứng với axit. kim loại Inox 201 sẽ hút nam châm nhẹ (vì từ tính nhẹ), khi dùng thuốc thử chuyên dụng sẽ có màu gạch và phản ứng với axit có hiện tượng sủi bọt.

CÁCH NHẬN BIẾT INOX THẬT VÀ GIẢ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ INOX
Nhờ vào kinh nghiệm và cách thử bằng thuốc, đưa nam châm cho hít, mài.. chúng ta có thể phân biệt inox thật giả trước khi lựa chọn mua hoặc bán 1 sản phẩm inox bất kì. Khi giá inox đang ngày càng được bán lên khá cao trên thị trường hiện nay cũng sẽ không thể tránh khỏi những người lợi dụng và đưa vào các sản phẩm của inox để nhằm kiếm lợi nhuận. Một số đặc điểm khác có thể giúp nhận biết được kim loại inox thật như sau:
+ Về nhận diện bên ngoài: Bề mặt kim loại inox thật sẽ ít bị đen , màu sắc của kim loại inox thật thường nhẵn, bóng sáng, hơi đục, mịn còn kim loại inox giả sẽ có bề mặt sáng mờ và ít nhẵn hơn.
+ Về tính chất hóa học của inox: Inox tốt thường sẽ không có từ tính hoặc sẽ có rất ít. Vì vậy, khi đưa nam châm lại gần nó sẽ không hút hoặc có hút rất nhẹ. Còn những kim loại inox giả tất nhiên sẽ dễ hút nam châm hơn vì chúng thường được pha quá nhiều tạp chất khác.
+ Các phương pháp thử: Khi dùng axit nóng ở 70 độ để thử, inox thật sẽ không xảy ra vấn đề gì cả, màu sắc vẫn sẽ được giữ nguyên như mới. Ngược lại, nếu là inox mạ hay có tạp chất thì bề mặt sẽ rất nhanh chóng bị gỉ đen lại.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT INOX?
Vào năm 1913, Harry Brearley – chuyên gia ngành thép người Anh đã sáng chế ra một loại “thép” có khả năng chịu mài mòn cao, màu sắc đẹp và sáng bóng được biết đến là thép không gỉ. Ông đã pha chế và cho giảm hàm lượng carbon © xuống và thêm thành phần crom (Cr) vào trong thép (12,8% crom và 0,24% carbon).
Một thời gian sau, một hãng thép lớn ở Đức tên Krupp đã tiếp tục nghiên cứu, cải thiện loại vật liệu này bằng 1 cách là cho thêm Niken (Ni) vào thép để tăng khả năng chống axit ăn mòn và tăng độ mềm để dễ gia công hơn.
Tới những năm XX của thế kỷ XX, ông W. H Hatfield – 1 chuyên gia ngành thép người Anh cho ra đời một loại thép không gỉ mới với thành phần 8% Niken và 18% Crom. Đặt tên là thép không gỉ 304 (Inox 304) ngày nay. Bằng cách cho thêm thành phần của kim loại titan vào thép, ông cũng chính là người phát minh ra thép không gỉ 321 ngày nay.
QUÁ TRÌNH TÁI CHẾ THÉP KHÔNG GỈ (INOX)
Cùng với sự cạn kiệt dần của nguồn khoáng sản, khan hiếm dần của các thành phần sản xuất inox như niken, crom thì việc tái chế inox phế liệu đang ngày càng được ưu ái và ứng dụng nhiều. Bạn có biết không inox có thể tái chế 100%, và hơn thế nữa chúng ta có thể tái chế nhiều nó lần mà vẫn giữ nguyên chất lượng như ban đầu.
Việc tái chế một tấn inox (thép không gỉ) sẽ giúp tiết kiệm được 1.100 kg quặng sắt, 55 kg đá vôi và 630 kg tha. Trong mỗi loại vật dụng inox hiện nay còn có 60% là vật liệu tái chế. Khoảng 90% các sản phẩm inox khi đã bị hỏng hay lỗi thời không còn dùng nữa sẽ được thu gom và được tái chế thành các sản phẩm mới hơn.
Inox phế liệu sau khi được tái chế sẽ có các tính chất và có màu sắc không thua kém gì so với inox mới. Vì vậy, hiện nay việc sử dụng các sản phẩm inox phế liệu để tái chế sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giúp tiết kiệm rất nhiều. Hơn nữa chúng còn giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, tiết kệm sức lực lao động và hạn chế tác động xấu đến môi trường.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA INOX (THÉP KHÔNG GỈ) HIỆN NAY
Ứng dụng trong hiện thực cuộc sống hằng ngày: từ rất lâu, thép không gỉ (inox) đã là vật liệu sản xuất ra các dụng cụ hằng ngày như dao, kéo, dụng cụ nấu ăn, kệ, móc và các loại máy móc, đồ gia dụng trong gia đình.
Ứng dụng trong ngành xây dựng: Cùng với đặc tính chống ăn mòn ưu việt, tính dễ uốn, dễ kéo, độ bền cao, giá thành trung bình, inox đã và đnag được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng nên các mái nhà và các bức tường, có vỏ ngoài kiến trúc với cấp độ bảo trì thấp đồng thời được tồn tại bền lâu.
Ứng dụng trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm: Các loại inox có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, chúng sẽ không làm thay đổi mùi vị của thực phẩm, rất dễ dàng làm sạch hay khử trùng.
Ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Hiện nay các tàu cao tốc, vỏ máy bay thường được chế tạo bằng các loại thép không gỉ. Chúng mang lại sức mạnh bởi có kết cấu cao và cải thiện được khả năng chống va chạm. Thép không gỉ hiện nay cũng được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa dầu, ngành chế tạo máy bay.
Ứng dụng trong y tế: hầu hết tất cả các dụng cụ phẫu thuật, tủ thuốc, xe lăn, giường y tế, dụng cụ y tế ngày nay đang đều được làm bằng thép không gỉ vì chúng đảm bảo được độ bền chắc và có thể đáp ứng được các tác động vệ sinh, có thể khử trùng thường xuyên mà không bị ăn mòn hay biến chất.
GIÁ PHẾ LIỆU INOX HIỆN NAY
Mức giá phế liệu inox được thu mua của các công ty phế liệu sẽ khác nhau theo chính sách của từng công ty và tùy thời điểm trên thị trường.
Hiện nay Giá inox phế liệu cũng khác nhau tùy từng loại giao động từ 17.000 – 60.000/kg. Ngoài các phế liệu inox đặt biệt như 310-718-625-630-510-430; Phế liệu inox 304 sẽ có giá đắt hơn phế liệu inox 201.

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU INOX BẢO MINH
Nhiều năm hoạt động trong nghề thu mua phế liệu inox. Công ty mua inox vụn Bảo Minh tự hào là đơn vị lớn mạnh, có khả năng cung cấp dịch vụ mua phế liệu inox số lượng lớn của các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, xưởng sản xuất, xưởng gia công đến hộ gia đình, công trườn, kho bãi tận nơi.
Cung cấp dịch vụ mua hàng tận nơi, tự tháo dỡ, bốc xếp, chuyên chở. Khi bán phế liệu inox cho công ty Bảo Minh, bạn không chỉ hài lòng về giá cả, hình thức thanh toán mà còn được đáp ứng về mặt hồ sơ pháp lý khiến bạn yên tâm hơn.
Mọi chi tiết về bán phế liệu inox hôm nay, xin vui lòng liên hệ thông tin sau:
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU BẢO MINH
Hotline: 0979.637.678 (Mr. Dương) – 0949.193.567 (Mr. Minh)
Email: [email protected]
Webiste: https://thumuaphelieugiacao.com.vn/
Địa chỉ HCM: 589 Đường số 18, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Địa chỉ Hà Nội: Số 10, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ Bình Dương: Số 65, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Tổ 1, Khu 9, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.