GDP là gì? Những vấn đề liên quan đến GDP

GDP là gì? GDP bình quân đầu người là gì? GNP là gì? GNI là gì? Và Cách tính GDP như thế nào? Ý nghĩa của việc tính GDP là gì? Cách phân biệt GDP và GNP ra sao? Và cuối cùng GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong thời gian qua được thống kê ra sao?

Tất cả những thông tin bổ ích này sẽ được Chúng tôi thông tin dưới bài viết dưới đây!

GDP và GDP bình quân đầu người là những thuật ngữ chúng ta vẫn hay được thường nghe nhưng vẫn chưa có cái nhìn tổng quan về thuật ngữ này thì hãy theo dõi bài viết về GDP là gì này nhé!

GDP là gì? Và các khái niệm liên quan

GDP là gì? Và các khái niệm liên quan
GDP là gì? Và các khái niệm liên quan

GDP là gì? 

GDP hay còn được gọi là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt của từ tiếng anh Gross Domestic Product.

GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) được dùng để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng/ quốc gia. Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề đều được tính bởi giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia đó.

GDP bình quân đầu người là gì?

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người tại một thời điểm nào đó bằng GDP của quốc gia (thời điểm đó )chia cho dân số (thời điểm đó) đang sống và làm việc tại quốc gia cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

Chỉ số này dùng để phản ánh chính xác mức thu nhập đời sống quốc gia đó ở mức độ tương đối. 

GNP là gì?

GNP hay còn được gọi là Tổng sản phẩm quốc gia – Đây là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời gian nhất định và thường là một năm. 

GNI là gì?

GNI được viết tắt của từ tiếng anh Gross National Income – Đây là chỉ tiêu kinh tế chỉ tổng thu nhập quốc gia tính trong một thời gian nhất định và thường là một năm

Cách tính GDP 

Cách tính GDP 
Cách tính GDP

Chúng ta có 3 phương pháp GDP phổ biến được đề cập dưới đây:

Phương pháp chi tiêu

Y = C + I + G + (X – M)

Chú giải:

  • TIÊU DÙNG – consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).
  • ĐẦU TƯ – investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP)
  • CHI TIÊU CHÍNH PHỦ – government purchases (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,… Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,…
  • XUẤT KHẨU RÒNG – net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(M)

Phương pháp thu nhập (Phương pháp chi phí)

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

GDP=W+R+i+Pr+Ti+De

Trong đó

  • W là tiền lương (wage)
  • R là tiền cho thuê tài sản (rent)
  • i là tiền lãi (interest)
  • Pr là lợi nhuận (profit)
  • Ti là thuế gián thu ròng 
  • De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Phương pháp giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)

Trong đó:

  • VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
  • n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)

Trong đó:

  • GOj là giá trị gia tăng của ngành j
  • m là số ngành trong nền kinh tế

Ý nghĩa của việc tính GDP

Ý nghĩa của việc tính GDP
Ý nghĩa của việc tính GDP

Các ý nghĩa của việc tính GDP đó là:

  • Đây là cơ sở để thành lập các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
  • Thông qua GDP bình quân đầu người ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở từng quốc gia.

Các hạn chế của chỉ số GDP đó là:

  • Không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất (tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa).
  • GDP bỏ qua chất lượng môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông…) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến.
  • Không đo lường được hạnh phúc xã hội, những mặt hàng không được ghi lại, không được đánh thuế và không có mặt trong báo cáo hồ sơ của quốc gia, còn cả những dịch vụ chưa thanh toán đều chưa được tính. GDP cũng chưa tính được nền kinh tế đen, nơi mà tất cả các quốc gia đều tồn tại. Mặc dù chúng ta có công thức tính riêng, nhưng đằng sau đó vẫn tồn đọng những mặt tối chưa được giải quyết triệt để.

Phân biệt GDP và GNP

Phân biệt GDP và GNP
Phân biệt GDP và GNP

Như đã đề cập ở trên thì GNP hay còn được gọi là Tổng sản phẩm quốc gia – Đây là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời gian nhất định và thường là một năm. 

Bây giờ chúng ta sẽ so sánh 

Giống nhau giữa GDP và GNP

  • Con số cuối cùng của một quốc gia/năm
  • Tính toán dựa trên công thức xác định
  • Đánh giá sự phát triển kinh tế quốc gia
  • Lĩnh vực kinh tế vĩ mô
  • Khái niệm chung được sử dụng trên toàn thế giới.

Khác nhau giữa GDP và GNP

  • GNP là Tổng sản lượng quốc gia (trong & ngoài nước)
  • GDP là Tổng sản phẩm nội địa (trong nước) hay Tổng sản phẩm quốc nội
  • Đơn giản hơn thì GNP mang nghĩa rộng hơn so với GDP, bởi nó bao gồm luôn cả Tổng sản lượng quốc gia cả các nguồn thu từ ngoài lãnh thủ của quốc gia đó.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong thời gian qua 

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong thời gian qua 
GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong thời gian qua
Một số dữ liệu 16 năm gần đây (2000-2016) – Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
GDP
(tỷ USD,
làm tròn
)
31 32 35 39 45 52 60 70 89 91 101 135,5 155.8 171,2 186,2 193,2 202,6
GDP/đầu người
(USD)
402 416 441 492 561 642 730 843 1052 1064 1168 1.300 1.540 1.960 2.028 2109 2.215
Tỉ lệ tăng giảm GDP
(tăng giảm % so với năm trước)
6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21
Tỉ lệ tăng giảm GDP (%)
theo Ngân hàng Thế giới
6,79 6,19 6,32 6,90 7,54 7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21

Kết luận 

Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn về những thắc mắc liên quan đến GDP là gì? Và những vấn đề liên quan đến GDP. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này, vui lòng để lại bình luận để nhân viên tư vấn của DU AN 600 hổ trợ cho bạn một cách chu đáo và chi tiết nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *