Chinh phục đỉnh Everest – Những điều bạn cần và nên biết

Những thông tin xoay quanh đỉnh núi Everest 

Đỉnh Everest ở đâu?

Đỉnh Everest được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới” và nằm tọa lạc giữa biên giới của Nepal và Tây Tạng thuộc dãy Himalaya sườn núi phía bắc (ở Trung Quốc). Trong phạm vi 20km quanh Everest, có hơn 40 ngọn núi với chiều cao hơn 7.000 mét. Những ngọn núi kỳ vĩ này đôi khi ẩn mình trong mây và sương mù.

Người Nepal gọi đỉnh núi này là Sagarmatha, nghĩa là “Trán trời”. Còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma tức “Thánh mẫu vũ trụ”.

Và đây trở thành nơi gây tò mò cho khách du lịch khiến họ muốn Chinh Phục Đỉnh Everest. Mặc dù leo đến đỉnh cao nhất của thế giới là một chặng đường gian khổ và đầy nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có rất nhiều nhà leo núi quyết tâm chinh phục để được đứng trên nóc nhà của thế giới.

Đỉnh Everest cao bao nhiêu?

Đỉnh Everest cao 8848 mét trên mặt nước biển, con số này được đo bởi nhóm nghiên cứu người Ấn Độ năm 1955, và được sử dụng là chiều cao chính thức bởi cả chính phủ Nepal và Trung Quốc cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, theo như các nhận định của Nhà khoa học Đỉnh Everest vẫn không ngừng cao lên quá trình đẩy lên vẫn đang xảy ra khiến đỉnh Everest cao lên khoảng 6 millimetres mỗi năm.

Núi Everest nhìn như thế nào?

Nó có 4 đỉnh nằm ở độ cao lần lượt là 6.100m, 6.500m, 7.400m và 8.000m và tất nhiên đỉnh cao nhất đạt 8.848m. Ở khu vực đỉnh cao nhất, nhiệt đổ có thể xuống đến âm 100 độ F, tuy nhiên, một số ngày trong năm nhiệt độ có thể chỉ khoảng âm 15 độ F.

Đỉnh núi Everest nhìn như một kim tự tháp ba mặt và lớn bằng khoảng một phòng ăn được phủ tuyết quanh năm. 

Đỉnh Everest cao như vậy thì nguy hiểm như thế nào? 

Theo các nhà Khoa học cơ thể con người không thể chịu đựng được độ cao trên 6,000 mét. Và càng leo lên cao thì lượng oxy càng ít đi, cơ thể sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ bao gồm phù phổi, phù não và tắc mạch máu. Điều đó đồng nghĩa rằng, Ở độ cao 8,848m, lượng oxy bao quanh đỉnh Everest rất ít chỉ khoảng 1/3 so với gần mặt nước biển, khiến các nhà leo núi khó thở vì không đủ oxy. Ngoài ra những tổn thương do bỏng lạnh sẽ tăng nhanh vì khi ở độ cao như vậy tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể mang oxy tới các cơ quan. Cơ quan nội tạng được ưu tiên cao hơn, ngón tay và chân là cuối cùng do đó khi phơi nhiễm lạnh hiện tượng bỏng lạnh xảy ra khiến người ta phải cắt đi ngón tay và ngón chân của mình.

Mùa nào thích hợp để leo núi Everest?

Điều kiện thời tiết tốt nhất để leo đỉnh Everest rơi vào khoảng giữa cuối tháng 5 trước khi mùa mưa (monsoon) đến. Khi mùa mưa đến, tuyết quá mềm và sạt lở sẽ dễ dàng xảy ra. Sau mùa mưa điều kiện thời tiết có thể cho phép một lần leo ngắn nữa là khoảng tháng 10. Bão tuyết mùa đông sẽ bắt đầu từ thu cho đến tháng 3 khiến cho việc leo bất khả thi.

Khí hậu của đỉnh Everest.

Khí hậu của Everest rất chết chóc. Ngày ấm nhất nhiệt độ khoảng -19 độ C (tháng 7) trên đỉnh, nhưng vào tháng 1 thì nhiệt độ trên đỉnh rơi vào -36 độ C.  Bão có thể đến bất cứ lúc nào và nhiệt độ có thể rớt nhanh không dự đoán được. Đỉnh Everest cao quá đến nỗi nó đạt điểm giới hạn thấp nhất của gió xoáy, và tạo ra những cơn gió tốc độ 160 km trên giờ. Mưa tuyết rơi vào những tháng mùa hè (giữa tháng 5 đến giữa tháng 9) bởi thế khả năng bỏng lạnh sẽ rất cao.

Người đầu tiên chinh phục Everest là ai

Edmund Hillary được công nhận là người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới  Hành trình chinh phục Everest của Edmund diễn ra vào năm 1953 do Hiệp hội Joint Himalayan Committee tổ chức. Đoàn thám hiểm mang tên Hunt khởi hành vào tháng 3.

Đến ngày 26/5, Edmund và Tenzing được lệnh leo tiếp dù 2 đồng hành khác của họ phải trở về vì hỏng bình dưỡng khí. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, họ phải nghỉ chân tại đỉnh South Col trong 2 ngày rồi mới tiếp tục lên đường cùng 3 thành viên khác trong đoàn vào ngày 28. Tới cuối ngày, Edmund và Tenzing dựng lều tại độ cao 8.500 m trong khi 3 người còn lại tìm đường xuống núi. Sáng ngày hôm sau, Edmund và Tenzing tiếp tục hành trình.

Những bước tiến đáng nhớ nhất của cả hai bắt đầu từ một phiến đá cách đỉnh núi 12 m, Hillary nhìn thấy một vết nứt giữa bề mặt tảng đá. Từ đó, những bước tiến tiếp theo đơn giản hơn rất nhiều. Họ đặt chân tới điểm cao nhất của Everest vào lúc 11h30 phút ngày hôm đó.

Câu chuyện chinh phục nóc nhà thế giới của Edmund Hillary cùng người đồng hành Tenzing Norgay nghe chừng đơn giản, ít ai biết rằng không phải mọi nhà leo núi đều có thể chạm tay vào giấc mơ của mình mà trở về toàn vẹn.

Kỳ tích của người phụ nữ đầu tiên chinh phục Everest

Junko Tabei (1939 – 2016) – Chính là cái tên của 1 người phụ nữ đầu tiên chinh phục được đỉnh Everest. Và Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên chinh phục 7 ngọn núi cao nhất của 7 lục địa.

Bất chấp những cơn đau lưng và chân, người phụ nữ chưa tròn 35 tuổi, cao 1m47 này đã đặt chân lên đỉnh Everest cao 8.848 m vào ngày 16/5/1975, dù có lúc Tabei phải bò trên đường. Tabei ở trên nóc nhà của thế giới trong 50 phút, trước khi xuống núi – hành trình này cũng lắm gian truân như khi leo lên. 22 năm sau khi hai nhà leo núi đầu tiên chinh phục chinh phục được Everest, Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên vượt qua thử thách chạm tới nơi cao nhất trên Trái Đất. 

Những sự thật mà bạn cần phải biết khi chinh phục Everest 

Chinh phục Everest mất thời gian rất lâu

40 ngày là con số tối thiểu để leo Everest để cho cơ thể có đủ thời gian làm quen với độ cao. 

Để chuẩn bị cho ngày chinh phục núi vào tháng 5, thì những sự chuẩn bị để cho một chuyến leo núi thành công bắt đầu trước đó một tháng. Hầu hết các đoàn leo núi từ mọi nơi trên thế giới tập hợp ở Kathmandu vào cuối tháng 3 để bắt đầu quá trình thích nghi với môi trường. Bắt đầu trek đến basecamp (trại cơ sở), từ đây những đoàn hướng dẫn leo núi đã sẵn sàng hỗ trợ cho hành trình leo, mang đồ ăn và trang thiết bị, chuẩn bị đường lên đỉnh. 

Nếu mọi điều tiến triển tốt, hầu hết các nhà leo núi sẽ chinh phục đỉnh everest và trên đường về nhà vào đầu tháng 6.

Chinh phục đỉnh Everest cực nguy hiểm

Theo thống kê của hệ thống cơ sở dữ liệu Himalayan (the Himalayan Database reports) cuối năm 2018, 295 người đã chết khi leo Everest, trong khi đó có 9,159 lần leo thành công bởi 5,294 người. Tỷ lệ số người chết là khoảng 1.2% có nghĩa là nếu cứ 100 người leo thì 1 sẽ ở lại mãi trên đường.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết là sạt lở (41.6%), rơi (12.5%) ngã, say độ cao (16.6%) và phơi nhiễm ở nhiệt độ khắc nghiệt.

Có bao nhiêu đường lên đỉnh? 

Mặc dù có đến 17 đường để lên đến đỉnh thì hầu hết mọi người chỉ leo qua một trong hai đường.

Ở Nepal đó là đường đông nam (Southeast Ridge) được tạo ra bởi Tenzing Norgay và Edmund Hillary vào năm 1953. Đường chinh phục này các nhà thám hiểm phải đối mặt với cuộc đua qua bức tường băng nguy hiểm Khumbu Icefall nhưng đến ngày gần kề leo đỉnh thì ngắn hơn và dễ dàng đi xuống trong trường hợp khẩn cấp. 

Ở Tây Tạng, là đường phía bắc (North Ridge) do George Mallory tạo ra và biến mất năm 1924 từ lâu trước khi một đoàn Trung Quốc chinh phục đỉnh vào 1960. Dễ di chuyển bằng xe đến tận base camp, nhưng các nhà leo núi phải leo rất dài mới đến đỉnh.

Leo Everest hết bao nhiêu tiền?

Để có một vị trí trong đoàn leo núi thì phải tốn từ $40,000 cho đến $100,000 USD tùy thuộc vào dịch vụ và trang thiết bị leo. Bộ du lịch Nepal mỗi năm thu khoảng $5.2 triệu đô la Mỹ chỉ riêng giấy phép leo núi vì thế Everest là một thương vụ làm ăn lớn.

 

Hành trình chuẩn bị nghiêm ngặt

Trước khi bắt đầu hành trình chinh phục “Nóc nhà thế giới”, người leo núi sẽ phải mất từ 1 – 2 tháng tại khu Trại chính (Base Camp) với độ cao 5.500 m để có thể thích nghi dần với sự khắc nghiệt của nơi đây bằng cách di chuyển lên xuống trại này 2 đến 3 lần. Hành trình di chuyển này sẽ mất khoảng 2 tuần, trong đó người leo núi thường đi qua làng Namche Bazaar để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết.

Một người leo núi bình thường phải thực hiện ít nhất 3 chuyến leo núi từ khu trại, mỗi chuyến khoảng vài trăm đến 1000m với phạm vi tăng dần, trước khi thực hiện lần leo cuối cùng để chinh phục Everest.

Chỉ có 1 tháng đẹp nhất để leo trong năm, nên nó luôn quá tải

Thông thường, chỉ có khí hậu tháng 5 là đủ điều kiện để leo núi. Bởi vậy mà khi du lịch phát triển những năm gần đây, ngọn núi thường xuyên bị quá tải vào giai đoạn này, dẫn đến rủi ro tử vong tăng cao.

Chính phủ Nepal cũng đặt ra một giới hạn những người được cấp phép để leo núi, nhưng dường như vẫn là quá nhiều. Năm nay (tức 2019), 381 người là kỷ lục số người được cấp phép leo núi, và bởi vậy đã gây tranh cãi lớn cho dư luận.

Rất nhiều xác người vẫn còn ở trên núi

Hơn 300 người đã thiệt mạng trên đỉnh Everest, nhưng hầu hết những cái xác vẫn đang nằm lại dưới lớp tuyết lạnh giá. Không ai mang họ xuống, đơn giản là vì việc đó rất nguy hiểm và cực kỳ tốn kém. Họ đã đánh đổi mạng sống của mình để chinh phục ước mơ của họ. 

Chinh phục everest và những cột mốc đáng nhớ

Đầu tiên, đó là bí ẩn của George Mallory vào năm 1924 rằng Ông có thức sự đã chinh phục đước đỉnh núi này hay chưa khi ông đã biến mất gần đỉnh. Sự thật có thể nằm trong máy ảnh của ông cũng biến mất có thể làm thay đổi lịch sử của leo núi.

Thứ hai, Những người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest thành công là Edmund Hillary (New Zealand) và Tenzing Norgay (Nepal) vào ngày 29 tháng 5 năm 1953.

Thứ ba, Kỷ lục leo đỉnh núi cao nhất thế giới này thuộc về Kami Rita Sherpa (Tháng 5, 2019) đã 23 lần chinh phục Everest. 

Thứ tư, Người nhỏ tuổi nhất leo Everest là Jordan Romero (công dân Mỹ), 13 tuổi vào ngày 23/05/2010.

Thứ năm, Người lớn tuổi nhất leo Everest là Miura Yiuchiro (80 tuổi, người Nhật) vào 23/05/2013.

Thứ sáu, Phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh Everest là Junko Tabei sinh năm 1939.

Hy vọng bài viết này sẽ đem đến bạn những thông tin bổ ích về “Chinh Phục đỉnh núi Everest” 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *