ROE là gì? Những điều quan trọng cần biết của chỉ số ROE

Chỉ số ROE là gì? Một số cách tính chỉ số ROE hiện nay như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số ROE? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Cách sử dụng ROE như thế nào? Mối liên hệ giữa ROE và R cũng như Quan hệ giữa ROE và ROA như thế nào? Lưu ý đặc biệt về ROE? Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE? Một số doanh nghiệp có ROE tốt nhất thị trường Việt Nam?

Bài viết dưới đây sẽ phân tích một cách ngắn gọn và chính xác nhất về chỉ số ROE – thuật ngữ chỉ lợi nhuận trong mua bán, kinh doanh ngày nay mà bất kỳ ai khi muốn tự kinh doanh hay đầu tư đều phải nắm rõ.

Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Chỉ số ROE là gì? 

Chỉ số ROE là gì? 
Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh để biểu thị cho chỉ số lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Đặc biệt, chỉ số ROE còn phản ánh chân thực năng lực sử dụng đồng vốn làm thế nào để sinh lời.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán

ROE là viết tắt của từ Return On Equity.

Có thể hiểu: Bạn bỏ tiền của chính mình ra (không vay mượn) để mở quán cà phê, trong 12 tháng có một số tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra. Cụm từ “một vốn, bốn lời” thì ROE = 4 / 1 = 4 hay 400%, đơn vị tính ROE là %

Cách tính chỉ số ROE

Cách tính chỉ số ROE
Cách tính chỉ số ROE

Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua báo cáo tài chính

Bạn có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROE từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được công bố định kỳ hàng quý và hàng năm.

Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN) năm 2018

Bước 1: Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế

Chỉ số ROE

Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lấy lợi nhuận sau thuế của HVN năm 2018 là 2,598 tỷ đồng.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số ROE

Chỉ tiêu LNST phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2018.

Do đó, nếu chỉ lấy VCSH tại thời điểm 31.12.2018, sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về vốn của công ty trong cả một năm.

Ở bước này, ta sử dụng VCSH đầu kỳ và cuối kỳ để tính VCSH bình quân cho cả năm 2018 theo công thức sau đây:

Chỉ số ROE

Bước 3: Tính chỉ số ROE

Việc còn lại bạn chỉ cần thay số liệu vào công thức:

Chỉ số ROE

Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn

Để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính, bạn có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu của các công ty chứng khoán.

Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn
Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn

Các công ty chứng khoán thường tính sẵn các chỉ số tài chính, bạn chỉ cần lấy những số liệu này từ Website của họ.

Chỉ số ROE

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE sẽ biểu thị chính xác hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao và những Cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. 

ROE = hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt

Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo cá nhân người viết, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng nó có vị trí trên thương trường.

Vậy: ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả

Lưu ý: ROE có xu hướng tăng hay giảm, vì vậy khi xem xét chúng ta còn phải nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:

ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính

Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định. 

Kết luận:

ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Cách sử dụng ROE như thế nào? 

Cách sử dụng ROE như thế nào?
Cách sử dụng ROE như thế nào?

Sử dụng chỉ số ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua đánh giá tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của công ty:

g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Trong đó:

  • g: là tốc độ tăng trưởng của công ty (%).
  • ROE: là tỷ lệ giữa lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu bình quân.
  • Tỷ lệ tái đầu tư (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
  • Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)

Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông

Chúng ta sẽ thấy được sự liên quan của ROE với chi phí sử dụng vốn cổ đông (Cost of equity – Ke):

  • Khi đầu tư vào một ngành rủi ro, nhà đầu tư thường yêu cầu một khoản “premium”, dẫn tới chi phí sử dụng vốn lớn hơn.
  • Khi tỷ suất lợi nhuận nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kì vọng.
  • Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không, bạn đang là người chịu thiệt khi giữ cổ phiếu của doanh nghiệp này.
  • Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE > Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.

Sử dụng chỉ số ROE để nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững

Các doanh nghiệp đứng đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ có quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác. Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.

Điều đó đồng nghĩa, ROE là chỉ số tuyệt vời, giúp bạn nhanh chóng nhìn ra doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và các chỉ số tài chính khác

Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và các chỉ số tài chính khác
Mối liên hệ giữa chỉ số ROE và các chỉ số tài chính khác

Chỉ số ROE có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc với nhiều chỉ số tài chính khác. Hiểu rõ từng loại chỉ và mối liên hệ giữa chúng để đánh giá doanh nghiệp chính xác nhất.

Quan hệ giữa ROE và ROA

  • Tài sản hay tổng số vốn của doanh nghiệp có được từ hai nguồn: vốn tự có và vốn đi vay.
  • ROA là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông (sau thuế)/tổng số vốn của doanh nghiệp. Còn ROE là lợi nhuận ròng sau thuế/vốn tự có (không tính vốn vay)
  • Thông thường, chỉ số ROE được nhà đầu tư coi trọng hơn chỉ số ROA. Nhưng hiện nay hai chỉ số ROA và ROE thường đi cặp với nhau.
  • Qua đó, nhà đầu tư xem xét đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp dựa trên công thức: ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Mối liên hệ giữa ROE và R

R là viết tắt chỉ tỷ lệ lãi vay ngân hàng

  • ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
  • ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng  ROE trong tương lai hay không.

Lưu ý đặc biệt về ROE

Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng nhưng nó hoàn toàn có thể bị bóp méo bằng nhiều thủ đoạn.

Khi doanh nghiệp thu mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng giá trị ESP (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) khiến giá trị sổ sách giảm đi và ROE tăng lên. Như vậy dù lợi nhuận của doanh nghiệp không thay đổi nhưng khoản mua lại cổ phiếu quỹ làm lợi nhuận ảo tăng lên sẽ đánh lừa nhà đầu tư hay tìm kiếm cổ phiếu giá rẻ giao dịch dưới giá trị thực.

Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE
Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

Tôi muốn bạn hiểu rằng, không có chỉ số nào là hoàn hảo và ROE cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.

Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường

  • Lợi nhuận không ổn định có thể gây khó khăn cho bạn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Việc xuất hiện các khoản thu nhập bất thường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này.
  • Do đặc thù lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản thường phụ thuộc vào tiến độ bàn giao dự án của công ty.
  • Có những năm chuyển giao dự án nhiều, lợi nhuận rất đột biến. Nhưng cũng có những năm lợi nhuận rất thấp do không có dự án nào được chuyển giao.
  • Do đó, sẽ rất khó để xác định được kết quả kinh doanh cũng như các chỉ số tài chính của công ty trong tương lai.

Vì vậy, Bạn nên sử dụng chỉ số ROE để tìm kiếm các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được.

Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán 

Đây là một trong những hạn chế của chỉ số ROE.

Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ làm tăng chỉ số ROE

17.qu%E1%BB%B9

Chỉ số ROE cũng có thể bị tác động khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế không đổi, dẫn tới chỉ số này tăng lên một cách máy móc, không thực chất.

Một số doanh nghiệp  có ROE tốt nhất thị trường Việt Nam?

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã: VNM)  luôn nằm trong nhóm tăng trưởng tốt và giá cao nhất thị trường.

  • Lý do là bởi VNM có chỉ số ROA và ROE rất tốt.
  • Theo thống kê, chỉ số ROE của VNM luôn cao trên 30% trong nhiều năm liền từ 2013 – 2016. Cụ thể: ROE của Vinamilk đạt 37,24% năm 2013, năm 2014 giảm nhẹ còn 30,84%. Đến năm 2015 ROE tăng trở lại mức 37,15% và đến năm 2016 tăng vọt lên 41,73%.
  • Những con số trên cho thấy VNM hoạt động kinh doanh vững mạnh trong nhiều năm qua. Công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn của công đông.

Ngoài VNM, các cổ phiếu khác như: FPT, HPG, TCT… cũng có chỉ số ROE tốt và được giới đầu tư đánh giá cao.

Kết luận bài viết

Trên đây là những thông tin về ROE là gì? Và những điều quan trọng xoay quanh chỉ số ROE. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuật ngữ ROE này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình nhất có thể nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *